menu search
Đóng menu
Đóng

Thời tiết lạnh ở châu Á cùng sai lầm của các nhà NK khiến giá LNG tăng cao kỷ lục

23:47 18/01/2021

Trong khi nguồn cung khí tự do hóa lỏng (LNG) bị hạn chế, thời tiết ở phần lớn Bắc Á lại giá lạnh bất thường cùng những tính toán sai lầm của các nhà nhập khẩu LNG đã khiến giá mặt hàng này tăng vọt lên mức cao kỷ lục.

Phiên 08/01/2021, LNG giao ngay trên thị trường Châu Á hiện đạt mức 21,45 USD/mmBtu (đơn vị nhiệt lượng Anh), vượt qua mức kỷ lục trước đó 1 tuần ở 20,50 USD. Mức giá hiện tại đang cao hơn gấp gần 4 lần so với cách đây hơn 1 tháng.

Tuần trước, một số hợp đồng giao dịch LNG với giá lên tới 33 – 35 USD/mmBtu, cho thấy một số khách hàng chấp nhận giá cao chỉ để đảm bảo có đủ nguồn cung đối với loại nhiên liệu siêu lạnh này.

Tại Bắc Á, mùa đông năm nay nhiệt độ rất khắc nghiệt. Tại Nhật Bản, nhiệt độ xuống thấp kể từ giữa tháng 12/2020, với lượng tuyết dầy hơn bình thường làm tăng nhu cầu sử dụng điện ở các hệ thống sưởi ấm, khiến các kho dữ trự LNG giảm nhanh hơn dự kiến. Trong khi ở Bắc Kinh (Trung Quốc), nhiệt độ xuống mức thấp nhất kể từ 1966.
Kết hợp với yếu tố thời tiết là sự tính toán sai lầm của các nhà nhập khẩu LNG đã khiến giá mặt hàng này tăng vọt lên mức cao kỷ lục.
Cuối năm 2020, ba nhà nhập khẩu LNG lớn nhất Châu Á là Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã có tính toán sai lầm khi yên tâm với lượng LNG mà họ đã mua sẵn dự trữ cho mùa Đông sắp tới. Họ cho rằng dù mùa Đông có lạnh hơn dự kiến thì họ vẫn có thể dễ dàng mua khí gas ngay khi cần do công suất sản xuất LNG tiếp tục dư thừa. Tuy nhiên, giá LNG giao ngay bắt đầu tăng từ 20/11/2020 khiến các khách hàng buộc phải đánh giá lại mức độ nhu cầu của mình.
Một số nhà xuất khẩu lớn ở Australia và những nơi khác buộc phải tạm dừng sản xuất ở một số cơ sở, khiến nguồn cung LNG giao ngay trở nên thắt chặt.
Tình trạng trì hoãn quá cảnh ở kênh đào Panama cũng khiến thời gian của một vòng vận chuyển LNG từ bờ biển vùng vịnh Mexico của nước Mỹ đến châu Á và quay trở về tăng thêm ít nhất hai tuần. Trong khi đó, nguồn cung LNG từ Qatar và Malaysia cũng đang giảm. Trong tháng 12/2020, 20,1 triệu tấn LNG giao ngay được bốc dỡ xuống các cảng biển ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, tăng 9,6% so với tháng 12/2019 và tăng 5,7% so với tháng 12/2018.
Lượng nhập khẩu tăng đó chủ yếu do Trung Quốc, nước đã mua 8,14 triệu tấn LNG trong tháng 12/2020, tăng 14% so với 7,14 triệu tấn của 1 năm trước đó và tăng 27% so với 6,42 triệu tấn của 2 năm trước đó.
Nhật Bản, quốc gia đang ngấp nghé mất vị trí nước nhập khẩu LNG số 1 thế giới về tay Trung Quốc – đã mua 7,73 triệu tấn LNG trong tháng 12/2020, tăng 16,6% so với 6,63 triệu tấn của tháng 12/2019 nhưng ổn định so với 7,72 triệu tấn của tháng 12/2018.
Cũng trong tháng 12/2020, xuất khẩu LNG của Mỹ đã tăng lên 6,18 triệu tấn, tăng mạnh so với 5,77 triệu tấn của tháng 11/2020. Phải mất 6 tuần, đầu tháng 2 tới những đơn hàng xuất khẩu từ cuối tháng 11 và tháng 12 mới đến tay khách hàng.
Australia đã soán ngôi vị nước khẩu khí đốt hàng đầu thế giới của Qatar. Tháng 12/2020, xuất khẩu khí từ Australia đạt 6,51 triệu tấn, thấp hơn mức 6,89 triệu tấn của tháng 11 và 6,77 triệu tấn của tháng 10/2020, nhưng đã gia tăng trong những tháng gần đây. Tuy vậy, tổng lượng xuất khẩu trong 3 tháng này vẫn tăng mạnh so với hồi giữa năm, khi lượng xuất khẩu trong cả tháng 6 và 7 đều dưới 6 triệu tấn.
Trong tháng 12/2020, Qatar có lượng xuất khẩu khá cao với 6,48 triệu tấn, tăng so với 5,86 triệu của tháng 11 và 6,42 triệu của tháng 10.
Một số khách hàng có lẽ đã đánh giá sai tình hình nguồn cung khí physical, trong khi nhu cầu tăng đột biến khiến họ không thể đảm bảo đủ cung để đáp ứng cho nhu cầu, nên đã bất chấp nâng giá cho lượng hàng còn thiếu. Điều này cũng có nghĩa là khi nhu cầu bị giảm bớt, giá LNG có thể sẽ đảo chiều.

Nguồn:VITIC/Reuters