menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa thế giới tháng 8-2012: Dầu tăng gần 10%

16:17 04/09/2012

Giá hàng hóa thế giới tháng 8 tăng tháng thứ 3 liên tiếp, góp phần đắc lực từ dầu thô, đậu tương và cacao. Giá vàng cũng tăng bởi hy vọng Mỹ sẽ tung ra gói kích thích kinh tế mới (QE3), trong khi đồng chỉ tăng nhẹ bởi lo ngại về nhu cầu của khách hàng số 1 thế giới là Trung Quốc và về sự hồi phục kinh tế toàn cầu.
   
   
·        Chỉ số giá hàng hóa CRB tăng 3% trong tháng 8, tăng tháng thứ 3 trong vòng 4 tháng trở lại đây
·        Dầu thô Mỹ tăng mạnh nhất, tăng 10%
·        Đậu tương tăng 7% trong tháng 8, cacao tăng 9%

(VINANET) – Giá hàng hóa thế giới kết thúc tháng 8 tăng tháng thứ 3 liên tiếp, góp phần đắc lực từ dầu thô, đậu tương và cacao.

Giá vàng cũng tăng bởi hy vọng Mỹ sẽ tung ra gói kích thích kinh tế mới (QE3), trong khi đồng chỉ tăng nhẹ bởi lo ngại về nhu cầu của khách hàng số 1 thế giới là Trung Quốc và về sự hồi phục kinh tế toàn cầu.

Giá dầu tăng gần 10% trong tháng 8, do những vấn đề về sản xuất ở Biển Bắc và những căng thẳng nổi lên ở Trung Đông đẩy giá dầu Brent tham chiếu tại London tăng mạnh. Tiêu thụ năng lượng Mỹ hồi phục cũng đẩy giá dầu thô tăng tại New York.

Đậu tương tiếp tục xu hướng tăng giá từ tháng 6-7, trong bối cảnh lo ngại hạn hán sẽ phá hủy vụ mùa ở các cánh đồng thuộc khu Trung Tây nước Mỹ. Thời tiết xấu cũng đẩy giá cacao Tây Phi tăng, khiến giá cacao kỳ hạn tại New York tháng 8 tăng mạnh nhất kể từ tháng 5.

Chỉ số 19 nguyên liệu Thomson Reuters-Jefferies CRB tăng hơn 3% trong tháng 8, gần bắt kịp mức tăng 4% của tháng 6 và 5% của tháng 5.

Hôm 31/8, phát biểu tại Jackson Hole, ông Bernanke cho biết, các gói kích thích với tổng trị giá lên tới 2,3 nghìn tỷ USD của Fed thông qua việc mua trái phiếu chính phủ trước đó đã hỗ trợ đáng kể đà phục hồi kinh tế. Fed không loại trừ khả năng tiến hành một đợt mua trái phiếu mới. Fed không loại trừ khả năng tiến hành một đợt mua trái phiếu mới.
Dầu mỏ

Trong tháng 8, giá dầu tăng mạnh do các nguồn cung dầu chính liên tục bị đe dọa: căng thẳng chính trị gia tăng tại Syria, lệnh trừng phạt lên Iran có hiệu lực tháng thứ 2, nhà máy dầu tại Biển Bắc sắp đến hạn bảo trì.

Dầu thô tăng giá 5 tuần liên tiếp khi cơn bão Issac làm làm hàng loạt các nhà máy khai thác và chế xuất dầu tại Vịnh Mexico phải đóng cửa.

Tại New York, dầu thô giao tháng 10 chốt tháng 8 ở 96,47 USD/thùng, tăng 9,6% trong tháng 8, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 10-2011. Tại London, giá dầu Brent chốt tháng tại 114,57 USD/thùng. Tính trong tháng 8, giá dầu Brent tăng 9,2%, mức tăng cao thứ 2 chỉ sau tháng 2 – khi giá dầu tăng 10,5%. Giá dầu tháng 7 đã tăng 7%.

Dầu đốt tại Mỹ giá tăng 11,5% trong tháng 8, mạnh nhất kể từ tháng 9-2010, kết thúc tháng ở mức 3,1696 USD/gallon.

Xăng RBOB kỳ hạn giao tháng 9 tăng 6,5% trong tháng 8, đạt 3,1056 USD/gallon phiên cuối tháng, sau khi tăng 6,8% trong tháng 7.

Giá dầu phục hồi sau khi nhà đầu tư phân tích bài phát biểu của chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), và kết luận rằng ông Ben Bernanke đang hàm ý về một gói kích thích kinh tế mới.

Phát biểu tại Jackson Hole, ông Bernanke nhấn mạnh những “lo ngại nghiêm trọng” về thị trường lao động trì trệ hiện nay của Mỹ, và cho biết nền kinh tế đang phải đối mặt với những thách thức khó khăn.

Số liệu kinh tế Mỹ đưa ra mới đây cũng là nhân tố hỗ trợ giá dầu. Lượng đơn đặt hàng các nhà máy tháng 7 tăng 2,8%, mạnh nhất 12 tháng. Chỉ số niềm tin tiêu dùng đo lường bởi Thomson Reuters tăng từ 73,6 lên 74,3.

Ngoài ra, việc Đức và Italia phản đối việc mở kho dầu dự trữ khẩn cấp cũng hỗ trợ dầu tăng giá. Trước đó, Mỹ kêu gọi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và một số nước hợp tác mở kho dầu dự trữ chiến lược để ngăn giá dầu leo thang, trong bối cảnh lệnh trừng phạt lên Iran làm giảm nguồn cung dầu.

Vừa qua, Bộ Năng lượng Mỹ đã cho tập đoàn dầu khí Marathon Petroleum vay 1 triệu thùng dầu thô từ kho dự trữ chiến lược để khắc phục vấn đề nguồn cung trong ngắn hạn sau bão Isaac. Tuy nhiên nhìn chung, trận bão này không để lại thiệt hại gì nghiêm trọng đến ngành dầu khí tại vịnh Mexico. Hoạt động của các nhà máy dự kiến phục hồi vào tuần tới.

Ngoài ra, nhà đầu tư dầu cũng đang theo dõi tình hình căng thẳng chính trị leo thang tại Syria, nguy cơ đình công tại Na Uy và hoạt động sản xuất dầu tại Biển Bắc.

Kim loại

Giá vàng tuần thứ 4 của tháng 8 tăng mạnh nhất kể từ đầu năm khi nhà đầu tư kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ đưa kích thích tiền tệ.

Trên sàn Comex, giá vàng giao tháng 12 chốt tháng 8 ở 1.687,6 USD/ounce. Tính trong tháng 8, giá vàng tăng tổng cộng 4,5%, tháng tăng thứ 3 liên tiếp và là mức tăng tháng mạnh nhất kể từ đầu năm.

Giá đồng tháng 8 tăng 1%. Trên sàn Comex, giá đồng giao tháng 12 chốt tháng ở 3,457 USD/pound, tăng 1% so với cuối tháng 7.

Giá lên cao nhất 1 tháng phiên ngày 23/8 khi nhà đầu tư kỳ vọng vào kích thích của Fed. Tuy nhiên giảm phiên cuối tuần do lo ngại các nhà làm chính sách vẫn chưa đưa biện pháp kiềm chế khủng hoảng nợ châu Âu.

Trên sàn London, giá đồng kỳ hạn 3 tháng chốt tháng 8 ở 7.615 USD/tấn.

Nông sản

So với cuối tháng 7, giá đậu tương tăng 7%, giá ngô và lúa mỳ không biến động nhiều.

Trên sàn Chicago, giá đậu tương chốt tháng 8 ở 17,56 USD/giạ, tăng 7% so với cuối tháng 7. Giá lên kỷ lục 17,71 USD/giạ phiên ngày 30/8.

Giá ngô chốt tháng 8 ở 7,99 USD/giạ, giảm 8 cent so với cuối tháng 7. Giá lúa mỳ giao tháng 12 chốt tháng 8 ở 8,89 USD/giạ, tương đương với cuối tháng 7.

Hàng hóa mềm

Trên sàn ICE, giá cacao giao tháng 12 chốt tháng tại 2.610 USD/tấn, tăng 9,8% so với cuối tháng 7 do nguồn cung tại Tây Phi hạn chế. Giá bông giao tháng 12 chốt tháng 8 tại 77,26 cent/pound, tăng 9,4% so với tháng trước.

Ngược lại, các mặt hàng đường, cà phê giảm giá mạnh so với tháng 7. Giá đường giao tháng 10 chốt tháng tại 19,78 cent/pound, giảm 14,8% so với cuối tháng 7. Giá cà phê arabica giao tháng 12 giảm 5,7% so với tháng trước, giao dịch tại 164,75 cent/pound.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/-(%)

+/-(so với đầu năm)

Dầu thô WTI

USD/thùng

96,41

 1,79

 1,9%

 -2,4%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

114,71

 2,07

 1,8%

6,8%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

2,799

0,051

 1,9%

 -6,4%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1687,60

30,50

 1,8%

7,7%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1687,30

31,76

 1,9%

7,9%

Đồng Mỹ

US cent/lb

 345,40

 1,35

 0,4%

0,5%

Dollar

 

 81,244

 -0,450

-0,6%

1,3%

CRB

 

309,560

3,050

 1,0%

1,4%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

808,75

-6,25

-0,8%

 25,1%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1757,50

 0,00

 0,0%

 46,6%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

911,00

 0,00

 0,0%

 39,6%

Cà phê arabica

 US cent/lb

 164,75

 1,35

 0,8%

-27,8%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2610,00

 9,00

 0,3%

 23,8%

Đường thô

US cent/lb

19,78

 0,03

 0,2%

-14,9%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 31,370

1,003

 3,3%

 12,4%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1536,30

33,60

 2,2%

9,4%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 627,95

13,05

 2,1%

 -4,3%

(T.H – Reuters)