menu search
Đóng menu
Đóng

Mậu dịch hàng hoá toàn cầu tháng 7/2009 tăng mạnh nhất trong 5 năm

11:42 28/09/2009
Theo thống kê của Viện Phân tích Chính sách Kinh tế của Hà Lan, khối lượng hàng hoá mậu dịch trên toàn cầu trong tháng 7/2009 tăng 3,5%, sau khi tăng 1,6% trong tháng 6. Đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 12/2003.

Thống kê của Viện cho thấy mậu dịch hàng hoá toàn cầu năm qua giảm, với tốc độ giảm cao hơn so với cả những năm 1930, nguyên nhân quan trọng nhất là do nhu cầu giảm. Còn việc hệ thống thương mại toàn cầu sụp đổ chỉ là nguyên nhân thứ yếu.

Số liệu thống kê về thương mại hàng tháng vẫn cho thấy những biến động. Tuy nhiên, mậu dịch trung bình trong 3 tháng thể hiện sự hồi phục mạnh trong mậu dịch hàng hoá toàn cầu.

Theo thống kê, mậu dịch hàng hoá trung bình trong 3 tháng tính tới tháng 5/2009 đã có tăng trưởng lần đầu tiên kể từ nhiều tháng nay. Vào đầu năm 2009, mậu dịch hàng hoá thế giới trung bình trong 3 tháng đã giảm trên 12%. Mậu dịch giảm là dấu hiệu rõ rệt nhất cho thấy nhu cầu giảm.

Theo Julian Jessop, nhà kinh tế quốc tế của hãng Capital Economics: “Việc các cung ứng hàng hoá toàn cầu đang trở lại bình thường là tin tốt lạnh cho những nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu như Nhật Bản và Đức”.

Mới đây, ngày 26/9/2009, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã lập một tổ công tác đặc biệt, thực hiện việc điều tra vụ Brazil kiện Mỹ áp thuế chống phá giá đối với noớc cam nhập khẩu từ Brazil.

Mỹ đang áp dụng nhiều chính sách gây tranh luận cho nhiều nước xuất khẩu hàng hóa trên thế giới. Chính sách trợ giá cho ngành bông của Mỹ khiến Brazil tuyên bố sẽ trả đũa bằng chính sách trợ cấp tương tự trong tài khoá 2009.

Ngày 31/8, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã "bật đèn xanh" cho phép Brazil áp dụng các biện pháp trừng phạt trả đũa Mỹ trong vụ tranh cãi kéo dài 7 năm liên quan chính sách trợ giá bông của Washington. Mặc dù cao hơn nhiều lần so với mức phạt 30 triệu USD/năm mà Washington mong đợi, phán quyết của WTO vẫn khiến giới chức Brazil thất vọng vì nước này muốn mức phạt đối với hàng hóa và bản quyền của Mỹ lên tới 2,5 tỷ USD. Brazil đã đệ trình vụ việc lên WTO từ năm 2002. Theo nước này, số tiền mà Mỹ trợ giá cho mặt hàng bông  ước tính lên tới 12 tỷ USD trong giai đoạn 1999-2002.

Theo phán quyết của WTO, Brazil có thể trừng phạt Mỹ trong hai chương trình, một liên quan đến các khoản cho vay tiếp thị và các thanh toán theo chu kỳ với mức bồi thường có thể lên đến 147,3 triệu USD/năm. Chương trình còn lại liên quan đến bảo lãnh tín dụng xuất khẩu ngắn và trung hạn GSM 102 với mức bồi thường có thể lên tới 147,4 triệu USD cho tài khóa 2006 và những năm khác nữa.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, Brazil có thể "trả đũa chéo" đối với khu vực dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, ví dụ như ngừng bảo vệ bản quyền đối với các hãng dược phẩm của Mỹ, chứ không chỉ đơn thuần là tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Mỹ.

Ngày 26/9, Ủy ban châu Âu cũng đã áp thuế chống bán phá giá với khoảng 40% ống thép nhập khẩu từ Trung Quốc. Quyết định này là bước tiếp theo sau thuế chống phá giá tạm thời áp dụng vào đầu năm nay, nhằm ngăn chặn việc hàng giá rẻ Trung Quốc ảnh hưởng xấu đến các công ty sản xuất của châu Âu.

Georg Berrisch thuộc công ty Covington & Burling – công ty luật đại tiện cho các nhà sản xuất thép ống của Châu Âu, cho biết: “Vụ việc này cho thấy các ngành sản xuất của Châu Âu không cần phải chờ cho đến khi có phán quyết mới thực hiện các biện pháp áp thuế đối với hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tại cuộc họp diễn ra hôm 23/9/2009, nhóm G20 đã yêu cầu các ngân hàng phát triển đa phương và các cơ quan tín dụng xuất khẩu hỗ trợ tài chính cho hoạt động mậu dịch. Các nhà lập chính sách đã từng lo ngại rằng việc thiếu tài trợ thương mại sẽ khiến cho mậu dịch giảm sút. Tuy nhiên, hiện chưa thể đánh giá được mức độ mậu dịch giảm sút do khủng hoảng kinh tế.

 

 

Nguồn:Vinanet