menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng hợp tình hình kinh tế trong nước tuần từ 08-12/6/2009

09:51 15/06/2009
Tuần qua, ngoài những thông tin cho thấy kinh tế trong nước có dấu hiệu phục hồi cũng có không ít lo ngại về sức khỏe nền kinh tế. Cuộc đua lãi suất ngân hàng tiếp tục diễn ra. Giá xăng dầu tăng thêm 1,000 đồng/lít, thị trường vàng trầm lắng nhường chổ cho sự sôi động của thị trường chứng khoán.

Lãi suất một huy động một số ngần hàng đã tăng lên gần mức 10%/năm cho các kỳ hạn trên 24 tháng. Mức lãi suất này chỉ cách lãi suất trần cho vay 0.5%, với mức chênh lệch cho vay này thì các ngân hàng khó có được lợi nhuận. Vậy, tại sao ngân hàng lại chấp nhận vay với lãi suất cao như vậy? Tính trong 5 tháng đầu năm 2009, tăng trưởng dư nợ cho vay lớn hơn tăng trưởng tiền gửi, điều này cho thấy các ngân hàng đang “khát vốn”. Ngoài ra, có thể các ngân hàng đang đón đầu đợt tăng lãi suất trong thời gian tới do lạm phát và lãi suất cơ bản tăng. Nhận định này là có cơ sở khi mà số tiền được tung vào nền kinh tế khá lớn do các gói kịch cầu và tăng trưởng tín dụng cao.

Vừa qua, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng vừa công bố báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam. Báo cáo của WB nhấn mạnh một số vấn đề kinh tế, việc làm, tỷ giá và các khía cạnh của gói kích cầu. WB cho rằng nếu cộng số tiền từ gói kích cầu và mức thâm hụt hiện tại thì mức thâm hụt ngân sách tổng thể lên đến 17% GDP. Đánh giá của WB cũng cho rằng FDI giải ngân năm này chỉ khoảng 4.5 tỷ USD, và thâm hụt cán cân thanh toán khoảng 2.672 tỷ USD. Như vậy, mức thâm hụt này cũng không quá cao cao so với mức dự trữ ngoại hối hiện nay của Việt Nam. Một vấn đề khá quan trọng nhưng không được đề cập nhiều trong báo cáo này là là vấn đề chất lượng tăng trưởng của Việt Nam. Đây có lẽ là vấn đề không mới, song trong bối cạnh hiện nay cần được xem xét lại vì nếu mục tiêu của chính phủ là duy trì tăng trường bằng cách đầu tư nhiều vào nền kinh tế qua các chính sách kích cầu mà không quan tâm đến chất lượng tăng trưởng thì có thể dẫn đến hậu quả khó lường.

Kể từ ngày 10/06 giá xăng dầu đã chính thức điều chỉnh tăng 1.000 đồng/lít. Như vậy sau nhiều lần từ chối tăng giá xăng dầu cuối cùng thì Bộ tài chính và Bộ công thương phải “nhượng bộ”. Có lẽ quyết định tăng giá xăng dầu trong nước là điều không thể tránh khỏi khi giá xăng thế giới đã vượt mức 73 USD/thùng. Đợt tăng giá này gần nhưng không có tác động nhiều đến thị trường chứng khoán, mức độ tác động đến tăng chỉ số giá tiêu dùng có lẽ cũng không quá nhiều.

Tăng trưởng ngành xây dựng, tăng trưởng tín dụng cao, sản lượng tiêu thụ và giá xi măng, sắt, thép, vật liệu xây dựng đều tăng, đây có lẽ là tín hiệu cho thấy thị trường nhà đất đang dần phục hồi. Giá nhà đất nhiều dự án tăng lên chóng mặt trong 1 tháng trở lại đây. Nhiều dự án xây dựng nhà ở căn hộ đang được các doanh nghiệp tái khởi động sau thời gian ”đắp chiếu”. Liệu Thị trường bất động sản lại tiếp tục là một thị trường hấp dẫn sau một thời kỳ đóng băng?

Thị trường vàng và ngoại tệ trong nước

So với tuần trước giá vàng tuần này đã giảm khá nhiều. Giao dịch vàng tại các sàn vàng trở nên trầm lắng nhường chỗ cho sự sôi động trên thị trường chứng khoán. Giá vàng giao dịch trên sàn quanh mức 20.4 triệu đồng/lượng, thấp hơn 700 đến 800 nghìn đồng so với giá vàng vật chất. Giao dịch tại sàn vàng ACB và sàn vàng Việt Nam (VGB) quanh mức 150 nghìn lượng/ngày, thấp hơn nhiều so với thời gian trước đó.

Tỷ giá USD/VND vẫn đang được NHNN “neo” chặt, tỷ giá tại các NHTM vẫn tăng kịch trần biên độ Nhà nước cho phép. Giá mua và bán USD gần như bằng nhau. Hiện nay, nhà nước đang thực hiện một loạt các biện pháp như ưu tiên cho các doanh nghiệp xuất khẩu mua hoặc vay USD giá ưu đãi, yêu cầu NHTM giảm lãi suất huy động và cho vay bằng ngoại tệ. Tuy vậy, căng thẳng trên thị trường ngoại tệ vẫn chưa hạ nhiệt. Hiện nay một số tổ chức và nhà kinh tế cho rằng Việt Nam nên tiếp tục nới rộng tỷ giá để tăng sức cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu và giảm nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng.

(vietstock)

Nguồn:Vinanet