menu search
Đóng menu
Đóng

Giá cà phê ngày 5/7/2018 tiếp tục tăng

16:59 05/07/2018

Vinanet -Giá cà phê hôm nay phục hồi nhẹ 100 đồng/kg, dao động trong khoảng 34.900 - 35.900 đồng/kg ở khu vực Tây Nguyên, tăng 100 đồng/kg so với hôm 4/7.

Trong đó, giá cà phê khu vực Cư M'gar và Ea H'leo cao nhất đạt 35.700 đồng/kg và thấp nhất là khu vực Lâm Đồng phổ biến ở mức giá 34.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại một số tỉnh

Tỉnh /huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (đ/kg)

Lâm Đồng

 

— Bảo Lộc(Robusta)

35.000

— Di Linh(Robusta)

35.000

— Lâm Hà(Robusta)

34.900

Đắk Lắk

 

— Cư M'gar(Robusta)

35.900

— Ea H'leo(Robusta)

35.900

— Buôn Hồ(Robusta)

35.800

Gia Lai

 

— Ia Grai(Robusta)

35.600

Đắk Nông

 

— Gia Nghĩa(Robusta)

35.600

Kon Tum

 

— Đắk Hà(Robusta)

35.600

Hồ Chí Minh

 

— R1

37.100

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM đi ngang ở mức 37.100 đồng/kg.

Trong phiên giao dịch hôm 4/7 lúc 16h29 (giờ GMT), giá cà phê robusta giao trong tháng 9 tại sàn ICE tăng 0,4% lên 1.692 USD/tấn.

Giá cà phê robusta tăng mặc dù thông tin mới đây cho thấy khối lượng cà phê xuất khẩu của Ấn Độ tăng 12% trong nửa đầu năm 2018 so với năm ngoái nhờ nhu cầu cao từ những người mua truyền thống như Italy và Đức. Về giá trị, xuất khẩu cà phê tăng 7% cả về rupee và USD.

Đồng rupee rớt giá, giảm gần 8% so với USD trong 6 tháng đầu năm, đã không thể hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu Ấn Độ.

Giá cà phê duy trì ở mức thấp kể từ năm 2014 vì thặng dư sản lượng trên toàn cầu. mức giá thấp cũng đẩy giá trị của mỗi lô cà phê xuất khẩu, với giá 161.208 rupee/tấn trong tháng 6 đầu năm nay so với mức 168.090 rupee/tấn cùng kỳ năm ngoái. Ông Ramesh Rajah, Chủ tịch Hiệp hội Những nhà xuất khẩu Cà phê Ấn Độ cho biết, nguồn cung dư thừa từ năm trước đã giúp thúc đẩy xuất khẩu tại Ấn Độ trong hai quý đầu năm 2018.

Xuất khẩu cà phê của Ấn Độ tăng 12%

Khối lượng cà phê xuất khẩu của Ấn Độ tăng 12% trong nửa đầu năm 2018 so với năm ngoái nhờ nhu cầu cao từ những người mua truyền thống như Italy và Đức. Về giá trị, xuất khẩu cà phê tăng 7% cả về rupee và USD.

Số liệu chính thức cho thấy hoạt động tạm nhập tái xuất tăng đã thúc đẩy xuất khẩu nói chung trong giai đoạn này.

Khối lượng tạm nhập tái xuất tăng 70% lên 48.500 tấn, trong khi xuất khẩu cà phê xanh ghi nhận tăng 2,21% lên 170.856 tấn. Ấn Độ nhập khẩu cà phê rồi tái xuất để tăng giá trị cho cà phê hòa tan.

Nguồn cung dư thừa

Đồng rupee rớt giá, giảm gần 8% so với USD trong 6 tháng đầu năm, đã không thể hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu Ấn Độ. Giá cà phê duy trì ở mức thấp kể từ năm 2014 vì thặng dư sản lượng trên toàn cầu. mức giá thấp cũng đẩy giá trị của mỗi lô cà phê xuất khẩu, với giá 161.208 rupee/tấn trong tháng 6 đầu năm nay so với mức 168.090 rupee/tấn cùng kỳ năm ngoái. Ông Ramesh Rajah, Chủ tịch Hiệp hội Những nhà xuất khẩu Cà phê Ấn Độ cho biết, nguồn cung dư thừa từ năm trước đã giúp thúc đẩy xuất khẩu tại Ấn Độ trong hai quý đầu năm 2018.

Tuy nhiên, ong cũng nói thêm xu hướng này có thể không bền vững trong những quý còn lại, đặc biết trong III vì dự báo sản lượng giảm trong năm mùa vụ 2018 – 2019, bắt đầu từ tháng 10.

Ảnh hưởng từ những trận mưa

“Lượng mưa lớn trong những tuần gần đây tại các vùng sản xuất chính Chikmagalur, Kodagu và Hassan tại Karnataka sẽ ảnh hưởng tới mùa vụ sắp tới”, ông Rajah cho biết.

Mặc dù vậy, Cơ quan quản lý cà phê của chính phủ hay các nhà trồng cà phê, và cả giới thương lái vẫn chưa định lượng được ảnh hưởng của những trận mưa lớn đối với quy mô mùa vụ năm 2018 – 2019.

Sản lượng cà phê của Ấn Độ, đã lên mức cao chưa từng có ở 3,480.000 tấn trong năm 2015 – 2016, đã giảm trong những năm thời tiết bất thường ảnh hưởng tới sản xuất.

Trong năm 2017 – 2018, sản lượng cà phê đạt 3.160.000 tấn. Italy, Đức và Bỉ là những người mua hàng cà phê Ấn Độ hàng đầu trong giai đoạn này.

Nguồn: VITIC/Vietnambiz

Nguồn:Vinanet