menu search
Đóng menu
Đóng

Indonesia sẽ “kiểm soát” nhập khẩu lúa mì

08:55 01/07/2016

Vinanet - Indonesia sẽ “kiểm soát” nhập khẩu lúa mì để khuyến khích các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi sử dụng nguồn cung ngô trong nước, một quan chức Bộ nông nghiệp cho biết, một trong những biện pháp thương mại mà Indonesia áp đặt để cải thiện nguồn lương thực tự cung tự cấp.

Nhập khẩu lúa mì Indonesia tăng sau khi nhập khẩu ngô hạn chế trong năm nay.

Nasrullah, giám đốc thức ăn chăn nuôi tại Bộ nông nghiệp cho biết, chính phủ không cấm nhập khẩu lúa mì sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhưng “điều tiết và kiểm soát nhập khẩu để bảo vệ nông dân và sản xuất trong nước”.

Nasrullah, giống như nhiều người Indonesia cho biết, lúa mì được sử dụng bởi các nhà máy thức ăn chăn nuôi, thay vì ngô. “Nếu nguồn cung ngô trong nước sẵn có, điều đó có nghĩa là nhập khẩu không cần thiết”.

Chính sách này sẽ duy trì trong bao lâu, phụ thuộc vào dự trữ ngô trong nước, ông cho biết.

Quyết định này sẽ cắt giảm nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi lên tới 450.000 tấn lúa mì nhập khẩu, Hiệp hội các nhà máy thức ăn chăn nuôi Indonesia cho biết.

Desianto Budi Utomo, tổng thư ký của Hiệp hội cho biết, hiện tại “có khoảng 250.000 tấn” lúa mì được nhập khẩu tại các cảng của Indonesia.

Các thương nhân lo ngại về việc hạn chế nhập khẩu lúa mì sản xuất thức ăn chăn nuôi và hy vọng điều này có thể đẩy giá ngũ cốc tăng.

“Áp lực này bởi Indonesia sẽ giảm nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi, có thể tác động nghiêm trọng đến thị trường Indonesia và quốc tế”, thương nhân có trụ sở tại châu Âu cho biết.

Indonesia nhập khẩu 1,5 triệu tấn lúa mì sản xuất thức ăn chăn nuôi kể từ tháng 1/2016, sau khi nước này hạn chế nhập khẩu ngô, Utomo, người đứng đầu Hiệp hội các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi cho biết.

Khoảng cách giữa thức ăn chăn nuôi và lúa mì xay xát trong phạm vi hẹp khoảng 4-5 USD/tấn, so với 10 USD/tấn năm ngoái, thương nhân Singapore cho biết, thêm vào đó là “hầu như không thể” nhằm hạn chế nhập khẩu lúa mì sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Lúa mì dùng làm thức ăn chăn nuôi nhìn chung rẻ hơn so với lúa mì sử dụng làm bột mì và có lượng protein thấp hơn.

Nguồn: VITIC/Reuters

 

 


Nguồn:Vinanet