Trong đó, thịt lợn chiếm hơn một nửa tổng khối lượng thịt nhập khẩu, tương đương 54%, ở mức 464.840 tấn, tăng 20,56% so với cùng kỳ năm trước.
Điều này đã vượt mức dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) về nhập khẩu thịt lợn. Trước đó, USDA dự báo nhập khẩu thịt lợn sẽ đạt 400.000 tấn trong năm nay, do việc giảm thuế nhập khẩu thịt lợn được gia hạn theo pháp lệnh (EO) 171.
Theo EO 171, thuế suất thuế nhập khẩu là 15% đối với thịt lợn nhập khẩu trong hạn ngạch và 25% đối với thịt lợn nhập khẩu ngoài hạn ngạch sẽ được gia hạn cho đến ngày 31/12/2022 để hạ giá và ổn định nguồn cung thịt lợn trong nước. Thịt lợn cắt khúc được nhập khẩu nhiều nhất với 206.320 tấn, tiếp theo là nội tạng 143.560 tấn.
Thịt lợn nhập khẩu nhiều nhất từ Tây Ban Nha với 154.540 tấn, Canada 86.910 tấn và Brazil với 48.120 tấn. Tiếp đến, thịt gà chiếm 23,73% trong tổng lượng, đạt 244.800 tấn, giảm 5% so với 260.310 tấn trong cùng kỳ năm ngoái. Thịt gà đã lọc xương là sản phẩm nhập khẩu nhiều nhất với 148.380 tấn, tiếp theo là đùi gà với 61.800 tấn; trong đó nhập khẩu nhiều nhất từ Brazil với 135.800 tấn, Mỹ 73.300 tấn và Canada với 10.220 tấn.
Nhập khẩu thịt bò giảm từ 111.880 tấn, xuống 110.120 tấn. Brazil và Australia là những nguồn cung cấp thịt bò hàng đầu với lần lượt là 42.270 tấn và 28.720 tấn. Nhập khẩu thịt trâu đạt 31.280 tấn, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái; vịt 48.518 kg, giảm 13,19%; thịt cừu ở mức 445.052 kg, tăng 38,58% và gà tây ở mức 304.356 kg, giảm 76,08%.
Nguồn:Vinanet/VITIC/euromeatnews