Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 7 tháng đầu năm nay Việt Nam đã xuất khẩu 190,6 triệu USD sang thị trường Ai Cập, tăng 7,49% so với cùng kỳ năm 2016.
Việt Nam xuất khẩu sang Ai Cập chủ yếu các mặt hàng như xơ sợi dệt, hàng thủy sản, máy móc thiết bị, hàng dệt may, sắt thép và phương tiện phụ tùng, trong đó mặt hàng xơ sợi đạt kim ngạch cao nhất, chiếm 16,8% tổng kim ngạch, đạt 32,1 triệu USD, tăng 55,76%, kế đến là hạt tiêu, thủy sản, máy móc thiết bị, cà phê và hàng dệt may nhưng so với cùng kỳ kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng đều suy giảm.
Nhìn chung, 7 tháng đầu năm nay các mặt hàng hóa xuất sang thị trường Ai Cập đều suy giảm kim ngạch, chiếm 71,4% và ngược lại mặt hàng có mức tăng trưởng chỉ chiếm 28,5%.
Đặc biệt, xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng sang Ai Cập tuy kim ngạch chỉ đạt 10 triệu USD, nhưng lại có mức tăng trưởng mạnh, tăng 83,26%, đổi lại mặt hàng cà phê lại suy giảm mạnh, giảm 40,49% tương ứng với 10,1 triệu USD.
Đáng chú ý, về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Ai Cập thời gian này so với cùng kỳ năm trước thiếu vắng mặt hàng sắt thép.
Tình hình xuất khẩu sang thị trường Ai Cập 7 tháng 2017 (ĐVT: USD)
Mặt hàng
|
7 tháng 2017
|
7 tháng 2016
|
So sánh (%)
|
Tổng
|
190.695.640
|
177.408.720
|
7,49
|
xơ, sợi dệt các loại
|
32.121.149
|
20.621.799
|
55,76
|
Hạt tiêu
|
29.984.272
|
30.758.068
|
-2,52
|
Hàng thủy sản
|
15.879.828
|
26.134.076
|
-39,24
|
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
|
12.285.442
|
13.877.996
|
-11,48
|
cà phê
|
10.111.933
|
16.990.610
|
-40,49
|
phương tiện vận tải và phụ tùng
|
10.048.602
|
5.483.313
|
83,26
|
Hàng dệt, may
|
2.263.154
|
2.787.050
|
-18,80
|
Sắt thép các loại
|
|
173.254
|
|
(tính toán theo số liệu của TCHQ)
Tăng cường xúc tiến thương mại giữa hai nước Việt Nam – Ai Cập, chiều ngày 22/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp bà Sahar Nasr - Bộ trưởng Bộ Đầu tư và Hợp tác quốc tế Ai Cập và Đô đốc Mohab Mamish - Chủ tịch Cơ quan quản lý kênh đào Suez và Đặc khu kinh tế Kênh đào Suez đang có chuyên thăm làm việc tại Việt Nam.
Quan hệ Việt Nam-Ai Cập ngày càng phát triển và đang có nhiều triển vọng trong hợp tác. Với kim ngạch thương hai nước những năm qua đạt khoảng 400 triệu USD mỗi năm, Thủ tướng cho rằng đây là con số còn khiêm tốn so với tiềm năng hai nước. Nếu hợp tác và khai thác tốt các cơ hội, tiềm năng, kim ngạch thương mại hai chiều sẽ phát triển mạnh mẽ. Việt Nam sẵn sàng xuất khẩu các mặt hàng vào các chuỗi siêu thị lớn của Ai Cập và sẵn sàng tiêu thụ hàng hóa của Ai Cập tại Việt Nam.
Thủ tướng cũng bày tỏ vui mừng khi biết tin Tổng thống Ai cập sẽ thăm Việt Nam thời gian tới và tin tưởng chuyến thăm sẽ mở ra cơ hội hợp tác mới giữa hai nước.
Phát biểu tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao về tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Ai Cập trong lĩnh vực may mặc, chế biến nông sản, nghề cá, khai thác dầu khí.
Đáp lại sự tiếp đón nồng hậu của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ đầu tư và Hợp tác quốc tế Sahar Nasr thông báo với Thủ tướng về kết quả làm việc với các cơ quan chức năng của Việt Nam, trong đó có việc chuẩn bị nội dung cho cuộc họp của Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Ai Cập sắp tới.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Sahar Nars cho rằng, Ai Cập có nhiều tiềm năng mà doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư. Trong đó, Ai Cập mong muốn Việt Nam chia sẻ và hợp tác với doanh nghiệp Ai Cập trong các lĩnh vực như đóng tàu, cảng biển. Ngoài ra, trong chuyến thăm của Tổng thống Ai Cập sắp tới hai bên sẽ tổ chức một diễn đàn doanh nghiệp để thúc đẩy hợp tác hai bên.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Cơ quan quản lý kênh đào Suez và Đặc khu kinh tế Kênh đào Suez, Đô đốc Mohab Mamish cũng thông tin thêm, Ai Cập vừa khánh thành Đặc Khu kinh tế với diện tích lớn, có vị trí thuận lợi nối giữa Địa Trung hải và khu vực châu Á, thuận lợi cho việc trung chuyển hàng hóa. Do đó, mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Đặc khu kinh tế này.
Nhất trí cao về các cơ hội hợp tác thương mại – đầu tư giữa hai nước, Thủ tướng mong muốn hai bên sớm thống nhất để đi đến ký kết các thỏa thuận hợp tác và Ai Cập tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai nước hợp tác trong lĩnh vực khai thác dầu khí và cung cấp các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực dầu khí tại Ai Cập; đồng thời khẳng định hai quốc gia có tiềm năng hợp tác lĩnh vực may mặc, chế biến nông sản, nghề cá.
Nguồn: VITIC/VO.vn
Nguồn:Vinanet