menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu rau quả tăng trưởng ở hầu hết các thị trường

20:06 19/06/2017

Vinanet -Xuất khẩu rau quả sang hầu hết các thị trường đều tăng trưởng so với cùng kỳ, trong đó đáng chú ý: sang UAE tăng 96,3%; Hồng Kông tăng 89%; sang Lào tăng 69%.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng rau quả trong 5 tháng đầu năm 2017 đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 41,4% so với cùng kỳ năm 2016.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn của rau quả Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 1,1 tỷ USD, chiếm tới 75,5% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước, đạt mức tăng mạnh 50,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đứng sau thị trường chủ đạo Trung Quốc là thị trường Hoa Kỳ, đạt 44,7 triệu USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 3,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này. Tiếp đến Nhật Bản đạt 43,3 triệu USD, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2016.
Nhìn chung, trong 5 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang hầu hết các thị trường đều tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó một số thị trường có mức tăng trưởng cao gồm: sang UAE tăng 96,3%; Hồng Kông tăng 89%; sang Lào tăng 69%.
Tuy nhiên, xuất khẩu sang một số thị trường lại sụt giảm về kim ngạch so với cùng kỳ như: sang Campuchia giảm 84,2%; sang Indonesia giảm 50,9%; sang Anh giảm 45,5%.
Hiện nay, Nhật Bản được đánh giá là thị trường tiềm năng đối với mặt hàng rau quả của Việt Nam, tuy nhiên các mặt hàng quả tươi của Việt Nam vẫn chưa vượt qua được các rào cản kiểm dịch của nước này.
Trên thực tế, Nhật Bản là một trong những nước đang áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm có yêu cầu rất cao. Các tiêu chuản của Nhật Bản hầu như tương đương, thậm chí cao hơn cả những tiêu chuẩn quốc tế thông thường. Đáng chú ý, các tiêu chuẩn chất lượng này được áp dụng phù hợp với nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tức là không mang tính phân biệt đối xử giữa hàng hóa trong nước và nhập khẩu.
Đối với các mặt hàng rau quả đông lạnh, việc nhập khẩu chỉ cần có chứng nhận vệ sinh kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền phía Việt Nam và chịu sự kiểm tra lấy mẫu ngẫu nhiên của cơ quan kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản nên việc nhập khẩu không gặp khó khăn.
Thế nhưng, những mặt hàng hoa quả tươi của Việt Nam hầu như chưa thể thâm nhập thị trường Nhật Bản do nước này có những quy định rất chặt chẽ đối với nhập khẩu rau quả tươi với lý do lo ngại sự lây lan dịch bệnh và sâu hại từ nước xuất khẩu.
Hiện nay, Nhật Bản chỉ cho phép nhập khẩu một số loại quả tươi có hạt của Việt Nam là chuối, xoài và thanh long (ruột trắng, ruột đỏ) được nhập khẩu vào nước này do đã đáp ứng được các yêu cầu trong Luật Kiểm dịch thực vật của Nhật Bản.
Nhật Bản vẫn được đánh giá là nước có yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì thế, muốn nắm bắt được cơ hội này thì việc đáp ứng “tiêu chuẩn cao” là điều kiện tiên quyết.
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ xuất khẩu rau quả 5 tháng đầu năm 2017
ĐVT: USD
 

Thị trường

T5/2017

5T/2017

+/-(%) 5T/2017 so với cùng kỳ 2016

Tổng kim ngạch

375.342.900

1.398.797.697

+41,4

Trung Quốc

294.906.636

1.056.320.331

+50,5

Hoa Kỳ

10.089.178

44.660.109

+23,5

Nhật Bản

11.830.786

43.295.534

+56,1

Hàn Quốc

9.716.628

40.377.490

+14,9

Hà Lan

7.706.296

24.019.373

+5,4

Thái Lan

3.127.515

20.715.665

+12,5

Malaysia

3.820.886

20.624.088

+8,7

UAE

4.215.487

16.571.830

+96,3

Đài Loan

4.788.279

15.296.037

+5,4

Nga

2.250.052

14.098.199

+67,2

Singapore

2.083.878

11.018.667

-5,4

Australia

2.592.549

9.210.783

+11,2

Hồng Kông

1.638.878

7.624.396

+89,2

Canada

1.564.787

7.111.771

-1,6

Pháp

1.345.693

6.997.931

+34,5

Đức

990.588

4.711.717

-1,4

Lào

863.631

3.325.181

+69,0

Anh

509.900

2.659.071

-44,5

Indonesia

1.068.490

2.187.639

-50,9

Italy

377.877

1.311.097

-27,0

Cô Oét

356.244

808.857

-22,1

Ucraina

 

435.701

+51,6

Campuchia

44.418

260.806

-84,2

Nguồn:Vinanet