Thông qua Quyết định này, Chính phủ đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Chương trình này tập trung vào hai nhóm mục tiêu cụ thể:
Một là, tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, nâng cao nhận thức, trình độ cho các tổ chức, cá nhân liên quan.
Hai là, xây dựng các công cụ hỗ trợ giải quyết tranh chấp giữa tổ chức, cá nhân và người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
Quyết định cũng nêu rõ 9 hoạt động cần được thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 để có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Một là, xây dựng kế hoạch và tổ chức Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam - 15/3;
Hai là, tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Ba là, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
Bốn là, xây dựng hệ thống Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng trên toàn quốc,
Năm là, thành lập các tổ chức hòa giải về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Sáu là, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng;
Bảy là, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Tám là, triển khai Chương trình Doanh nghiệp vì người tiêu dùng;
Chín là, hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Cùng với các hoạt động phát triển công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khác phù hợp với thực tiễn và pháp luật.
Kinh phí thực hiện Chương trình bao gồm các nguồn: Ngân sách nhà nước; đóng góp của các tổ chức, các nhân kinh doanh; tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Thủ tướng cũng quy định rõ trách nhiệm và sự tham gia của các bên liên quan, bao gồm các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các sở ban ngành ở địa phương và các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.