Cụ thể, giấy tờ liên quan đến việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước bao gồm: Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi; Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất đối với người đã được cấp hộ chiếu; Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ Căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất;…
Theo đó, đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; trường hợp có Thẻ Căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận tiện. Đề nghị cấp hộ chiếu lần thứ hai thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.
Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh trả kết quả cho người đề nghị. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trả kết quả cho người đề nghị.
Đồng thời, Điều 15 Luật này quy định người đề nghị cấp hộ chiếu có yêu cầu nhận kết quả tại địa điểm khác với cơ quan nêu trên thì phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
Trong khi đó, hiện nay, theo quy định tại Thông tư 29/2016/TT-BCA, người đề nghị cấp hộ chiếu có thể nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh hoặc tại địa chỉ đã đăng ký với doanh nghiệp bưu chính.
Từ những quy định trên, có thể thấy bắt đầu từ 01/7/2020 - thời điểm Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam chính thức có hiệu lực, nếu trả phí dịch vụ, người đề nghị cấp hộ chiếu được quyền lựa chọn nơi nhận kết quả trả hộ chiếu…
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.
Nguồn: VITIC