Năng lượng: giá dầu giảm hơn 3% trong tuần
Giá dầu tăng hơn 1% trong phiên cuối tuần (thứ Sáu, 10/3) sau khi dữ liệu việc làm của Mỹ tốt hơn mong đợi, mặc dù cả 2 loại đều giảm hơn 3% trong tuần do lo lắng về việc tăng lãi suất của Mỹ.
Dầu Brent kết thúc phiên tăng 1,19 USD, tương đương 1,5%, lên 82,78 USD/thùng. Dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 96 cent, tương đương 1,3%, ở mức 76,68 USD.
Mặc dù vậy, dự đoán về các đợt tăng lãi suất tiếp theo ở nền kinh tế lớn nhất thế giới và ở châu Âu đã che mờ triển vọng tăng trưởng toàn cầu và khiến cả hai loại dầu thô chuẩn đều giảm trong tuần này. Tính chung cả tuần, cả 2 loại dầu đều giảm hơn 3% do lo ngại việc Mỹ tăng lãi suất, với dầu WTI và Brent vẫn giảm lần lượt 3,8% và 3,6% trong tuần qua, mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tuần kết thúc vào ngày 17/2.
Tuy nhiên, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể có ít lý do để tăng lãi suất mạnh như một số người đã lo ngại, sau khi một báo cáo của chính phủ vào thứ Sáu đã thắp lại hy vọng giảm bớt lạm phát trong bối cảnh thị trường lao động bị gián đoạn bởi đại dịch đang có dấu hiệu bớt nóng.
Chủ tịch Fed Jerome Powell đã cảnh báo về việc tăng lãi suất cao hơn và có khả năng nhanh hơn, nói rằng ngân hàng trung ương đã sai khi nghĩ rằng lạm phát ban đầu là "nhất thời". Cuộc họp chính sách tiền tệ tiếp theo được lên kế hoạch vào ngày 21-22 tháng 3.
Nhà phân tích Phil Flynn của Price Group cho biết: “Giá dầu đang biến động dữ dội do lo ngại mới về việc tăng lãi suất của Fed”.
Đồng đô la mạnh lên cũng đang khiến dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác. Chỉ số Dollar index giảm trong phiên cuối tuần, nhưng tính chung cả tuần tăng.
Cổ phiếu toàn cầu, thường biến động cùng với giá dầu, đã chạm mức thấp nhất trong hai tháng khi các nhà đầu tư bán phá giá các ngân hàng.
Theo một cuộc khảo sát của Reuters, dữ liệu việc làm trong các lĩnh vực của Mỹ tháng 2 đã đánh cao hơn dự kiến, với số việc làm trong linxhv ực phi nông nghiệp tăng 311.000, so với kỳ vọng là 205.000 việc. Điều này có khả năng đảm bảo rằng Fed sẽ tăng lãi suất trong thời gian dài hơn, điều mà các nhà phân tích cho rằng sẽ ảnh hưởng đến giá dầu.
Về phía nguồn cung, các nhà sản xuất dầu lớn Saudi Arabia và Iran, cả hai đều là thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ, đã thiết lập lại quan hệ trở lại sau nhiều ngày đàm phán.
Số giàn khoan dầu của Mỹ đã giảm 2 xuống 590 trong tuần này, mức thấp nhất kể từ tháng 6, theo dữ liệu từ Baker Hughes. Mỹ được cho là đã thúc giục một số nhà kinh doanh hàng hóa loại bỏ những lo ngại về việc vận chuyển dầu bị giới hạn giá của Nga trong một nỗ lực để củng cố nguồn cung.
Các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ việc cắt giảm xuất khẩu từ Nga, nước đã quyết định cắt giảm sản lượng dầu 500.000 thùng mỗi ngày trong tháng Ba.
Hôm thứ Năm, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đề xuất một ngân sách sẽ loại bỏ hàng tỷ đô la trợ cấp cho ngành dầu khí.
Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai của Mỹ (CFTC) cho biết các nhà quản lý tiền đã cắt giảm các vị thế mua ròng dầu thô kỳ hạn và quyền chọn của Mỹ trong tuần tính đến ngày 21 tháng 2.
Kim loại quý: Giá vàng tăng tuần thứ 2 liên tiếp
Giá vàng tăng gần 2% vào thứ Sáu do lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ sụt giảm và thị trường tài chính rộng lớn lo ngại về sự sụp đổ của lĩnh vực ngân hàng Mỹ sau khi SVB Financial Group – một ngân hàng lớn của Mỹ - phá sản, làm giảm bớt tác động từ báo cáo việc làm mạnh mẽ của nền kinh tế lớn nhất thế giới và đẩy dòng tiền trú ẩn an toàn chảy dồn vào vàng thỏi.
Giá vàng giao ngay trên sàn London kết thúc phiên 10/3 tăng 1,8% lên 1.863,46 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 14 tháng 2; vàng giao sau ở Mỹ cũng tăng 1,8% lên mức 1.867,20 USD/ounce. Tính chung cả tuần, giá vàng tăng gần 1%, là tuần tăng thứ hai liên tiếp.
Trên thị trường châu Á, các đại lý vàng vật chất ở Ấn Độ đã buộc phải giảm giá trong tuần này khi lượng mua giảm dần vào cuối năm tài chính, trong khi người tiêu dùng hàng đầu Trung Quốc nhận thấy nhu cầu mạnh mẽ.
Mức cộng giá vàng ở Trung Quốc so với giá tham chiếu thế giới lên tới 26-40 USD/ounce, tính chung cả tuần giảm so với tuần trước. Được biết,mức cọng giá vàng ở Trung Quốc đã tăng đều đặn trong năm nay, lên tới 40 đô la, do việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau COVID.
Peter Fung, người đứng đầu bộ phận giao dịch tại Wing Fung Precious Metals, cho biết nhu cầu đối với đồ trang sức tăng cao, với việc mọi người cũng mua vàng để phòng ngừa rủi ro như lạm phát.
Rắc rối của công ty cho vay công nghệ Mỹ SVB lan tràn khắp thị trường toàn cầu và ảnh hưởng đến các cổ phiếu ngân hàng, làm gia tăng sự quan tâm đến vàng thỏi - thường được coi là phương tiện lưu trữ giá trị an toàn trong những thời điểm bất ổn.
David Meger, giám đốc giao dịch kim loại của High Ridge Futures, cho biết: “Tôi nghĩ tâm điểm chính là lợi suất và với việc lợi suất giảm ngày hôm nay, đó là một động lực cho thị trường vàng”.
Vàng, tài sản không mang lại bất kỳ khoản lãi suất nào, đang được hưởng lợi khi lợi suất trái phiếu kho bạc giảm trong bối cảnh thị trường tài chính hỗn loạn và sau khi dữ liệu việc làm của Mỹ cho thấy thu nhập hàng giờ của người lao động Mỹ trong tháng 2 tăng ít hơn dự kiến. Điều đó đã mang lại hy vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thể sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất của mình, mặc dù số việc làm mới được tạo ra vẫn rất mạnh – cho thấy thị trường lao động vẫn trong tình trạng thắt chặt.
Jim Wyckoff, nhà phân tích cấp cao của Kitco Metals, cho biết: “Như thị trường nhận thấy, thành phần tiền lương trong báo cáo việc làm của Mỹ được điều chỉnh tốt hơn dự kiến, điều này rõ ràng đã làm giảm nhẹ tác động từ mức tăng cao hơn dự kiến trong bảng lương của lĩnh vực phi nông nghiệp”.
Cũng theo ông Wyckoff: “Càng về cuối tuần, thị trường càng lo ngại hơn về những yếu tố rủi ro và điều đó có khả năng thúc đẩy một số nhu cầu trú ẩn an toàn đối với vàng và bạc.”
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay trong phiên cuối tuần tăng 1,9% lên 20,445 USD/ounce, nhưng vẫn tiếp tục giảm 3,7% hàng tuần; giá bạch kim tăng 1,3% lên 956,95 USD, trong khi palladium giảm 1% xuống 1.375,12 USD, cả 2 loại đều giảm trong tuần.
Kim loại công nghiệp: Giá quặng sắt tăng, kim loại cơ bản giảm
Giá nhôm trên sàn London chạm mức thấp nhất trong hai tháng vào thứ Sáu do áp lực bởi những lo ngại về tác động của lãi suất cao hơn đối với tăng trưởng kinh tế và nhu cầu kim loại.
Nhôm kỳ hạn ba tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) kết thúc phiên giảm 0,5% xuống còn 2.315 USD/tấn, sau khi chạm mức yếu nhất kể từ ngày 6 tháng 1.
Giá đồng kết thúc phiên này ít thay đổi, ở mức 8.854 USD/tấn, trong khi kẽm giảm 1,5% xuống 2.930 USD sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 28/11. Giá niken giảm 2,5% xuống còn 22.700 đô la, chì giảm 0,7% xuống còn 2.070 đô la và thiếc giảm 2,6% xuống còn 22.740 đô la.
Edward Gardner, chuyên gia kinh tế hàng hóa tại Capital Economics, cho biết: “Dự đoán lãi suất cao hơn phù hợp với quan điểm ảm đạm và u ám hơn về nhu cầu kim loại, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi giá giảm”.
Giá kim loại hồi phục chút ít sau khi dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tạo thêm việc làm với tốc độ nhanh trong tháng 2, khiến thị trường tài chính giảm bớt kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ tăng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm trong tháng này.
Chỉ số USD suy yếu sau dữ liệu, khiến hàng hóa được định giá bằng đồng tiền của Mỹ trở nên rẻ hơn đối với người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.
Sự không chắc chắn về nhu cầu tại nước tiêu thụ kim loại hàng đầu Trung Quốc sau đại hội Đảng gần đây cũng ảnh hưởng đến giá cả. Nguồn cung tăng cũng gây áp lực lên thị trường.
Trung Quốc, nhà sản xuất đồng tinh chế hàng đầu thế giới, đã nấu chảy 907.800 tấn đồng trong tháng 2, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn một chút so với mức 900.000 tấn dự kiến, theo Shanghai Metals Market, dự đoán sản lượng tháng 3 sẽ đạt 949.500 tấn.
Tuy nhiên, nhu cầu ở Trung Quốc đang tăng lên, thể hiện ở sự sụt giảm trong kho dự trữ.
Dự trữ đồng trong kho của sàn Thượng Hải giảm tuần thứ hai liên tiếp xuống 214.972 tấn vào thứ Sáu, thấp hơn 10,8% so với thứ Sáu tuần trước.
Giá quặng sắt trên thị trường châu Á nhờ sự lạc quan về nhu cầu thép của Trung Quốc khi nước này bước vào mùa xây dựng cao điểm - mùa xuân. Tuy nhiên, các nhà giao dịch đã tiết chế sự nhiệt tình của họ, có tính đến các rủi ro về quy định. Tạp chí Chứng khoán Thượng Hải, thuộc sở hữu nhà nước cho biết, chính phủ Trung Quốc có thể thực hiện các biện pháp để kiềm chế giá quặng sắt tăng vọt.
Hợp đồng quặng sắt tháng 5 được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc đã tăng tới 2,6% lên mức cao nhất của hợp đồng này, là 932,5 nhân dân tệ (133,92 USD)/tấn. Tính chung cả tuần, giá tăng 0,9%. Trên Sàn giao dịch Singapore, hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 4 tăng 0,7% lên 128,55 USD/tấn vào cuối phiên, sau khi có lúc đạt mức cao nhất trong phiên là 130,70 USD.
Các nhà phân tích của Westpac cho biết: “Hợp đồng tháng 5 của Dalian đã đạt mức cao mới bất chấp những cảnh báo gần đây từ các nhà chức trách rằng họ sẽ xử lý nghiêm khắc các hành vi bất hợp pháp như bịa đặt thông tin tăng giá, tích trữ và cắt giảm giá', đồng thời cũng có những động thái của sàn giao dịch nhằm hạn chế hoạt động đầu cơ". trong một lưu ý.
Các nhà phân tích cho biết những lo ngại về sự can thiệp của cơ quan quản lý có thể sẽ tiếp tục kìm hãm giá quặng sắt, mặc dù triển vọng nhu cầu thép ở Trung Quốc đã được cải thiện.
Tâm trạng lạc quan trên thị trường đã nâng giá thép thanh vằn dựng tại Trung Quốc, nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, lên mức cao nhất kể từ tháng Sáu. Giá thép cây trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 1,4%, trong khi thép cuộn cán nóng 1 và dây thép cuộn đều tăng 0,9%; thép không gỉ giảm 0,5% trong phiên 10/3.
Các nhà phân tích cho biết, tuần tới, thị trường sẽ tập trung theo dõi các dữ liệu hoạt động của Trung Quốc trong tháng 1 và tháng 2, dự kiến sẽ cho thấy nước này đang phục hồi sau khi dỡ bỏ chính sách nghiêm ngặt Zero COVID.
Nông sản: Giá cao su giảm
Giá ngũ cốc Mỹ phục hồi vào phiên cuối tuần sau một tuần chứng kiến kỳ vọng về một thỏa thuận xuất khẩu ở Biển Đen được gia hạn và ước tính của chính phủ Mỹ về nhu cầu xuất khẩu ngô giảm, cùng với dự báo El Nino sẽ thúc đẩy mùa màng của Mỹ. Đồng đô la yếu hơn có xu hướng làm cho ngũ cốc của Mỹ cạnh tranh hơn trên toàn cầu.
Cụ thể, giá lúa mì Mỹ tăng vào thứ Sáu, được thúc đẩy bởi đồng USD yếu đi, sau khi chạm mức thấp nhất trong 20 tháng, trong khi giá ngô kỳ hạn tăng từ mức thấp nhất trong 7 tháng. Hợp đồng lúa mì được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch thương mại Chicago (CBOT) đã chạm mức giá thấp nhất kể từ tháng 7 năm 2021.
Trên sàn Chicago, giá lúa mì đỏ mềm vụ đông kỳ hạn tháng 5 tăng 13,5 cent lên 6,79-1/4 USD/bushel, ngô tăng 5-3/4 cent lên 6,17-1/4 USD/bushel, trong khi đậu tương giảm 3-3/4 cent xuống 15,07 USD/bushel.
Giá lúa mì đã giảm khoảng 15% trong 4 tuần qua, đậu tương ã giảm khoảng 2,5% so với cùng kỳ trong khi ngô giảm khoảng 10%.
Cơ quan dự báo thời tiết của chính phủ Mỹ cho biết hôm thứ Năm rằng El Nino có thể hình thành trong mùa hè năm 2023 và kéo dài đến mùa thu, tạo thuẩn lợi cho vụ mùa của Mỹ.
Các thị trường tiếp tục chờ đợi các dấu hiệu cho thấy hành lang ngũ cốc thời chiến từ Ukraine sẽ được mở rộng sau tháng này, làm tăng nguồn cung toàn cầu. Thị trường lúa mì Mỹ và châu Âu đã chịu áp lực từ cạnh tranh xuất khẩu của Nga.
Giá đường thô giảm nhẹ vào thứ Sáu khi thị trường đang tìm cách củng cố sau đợt tăng mạnh gần đây, với hợp đồng giao tháng 5 giảm 0,4% xuống 21,07 cent/lb, giảm trở lại từ mức cao nhất của hợp đồng này ở phiên trước, là 21,33 cent; đường trắng kỳ hạn tháng 5 giảm 1,2% xuống 585,40 USD/tấn.
Đợt tăng giá gần đây một phần do triển vọng sản xuất giảm sút ở Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc, vốn đã làm thắt chặt nguồn cung toàn cầu. Tuy nhiên, triển vọng cải thiện đối với sản xuất đường ở Trung-Nam Brazil trong niên vụ 2023/24 sắp tới đã kìm hãm đà tăng.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 tăng 1% lên 1,7670 USD/lb sau khi trước đó có lúc giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tuần là 1,7375 USD; cà phê robusta giao tháng 5 giảm 0,7% xuống 2.152 USD/tấn.
Các đại lý lưu ý rằng lượng dự trữ được chứng nhận ở sàn ICE đã bắt đầu tăng trở lại sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong năm nay vào đầu tuần này.
Xuất khẩu cà phê xanh tại Brazil đã giảm 35,8% trong tháng 2, do dự trữ tại nước này xuống thấp sau hai vụ mùa kém trong khi nông dân không muốn bán những gì còn lại với giá thấp hiện tại, tập đoàn xuất khẩu Cecafe cho biết hôm thứ Năm.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản giảm vào thứ Sáu, thiết lập tuần giảm đầu tiên trong ba tuần, do các thương nhân đánh giá tốc độ tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc, lo ngại về việc tăng lãi suất của Mỹ và đồng yên mạnh hơn.
Hợp đồng cao su giao tháng 8 trên Sàn giao dịch Osaka (OSE) giảm 3 yên, tương đương 1,4% xuống 218,6 yên (1,61 USD)/kg. Tính chung cả tuần, giá giảm khoảng 4,7%.
Hợp đồng cao su giao tháng 5 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (SHFE) giảm 225 NDT, tương đương 1,84% xuống 12.025 NDT (1.726,66 USD)/tấn. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 4 trên nền tảng SICOM của Singapore giảm 1,5% xuống 132,6 US cent/kg.
Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản giảm 0,83%. Lạm phát tiêu dùng hàng năm của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong một năm vào tháng Hai do người tiêu dùng vẫn thận trọng mặc dù các hạn chế nghiêm ngặt về đại dịch đã được nới lỏng vào cuối năm ngoái.
Giá hàng hóa thế giới
|
ĐVT
|
Giá 3/3
|
Giá 10/3
|
10/3 so với 9/3
|
10/3 so với 9/3 (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
79,20
|
76,68
|
+0,96
|
+1,27%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
85,29
|
82,78
|
+1,19
|
+1,46%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
68.250,00
|
66.450,00
|
+590,00
|
+0,90%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,72
|
2,43
|
-0,11
|
-4,44%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
273,89
|
264,58
|
+4,07
|
+1,56%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
288,78
|
277,29
|
+10,40
|
+3,90%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
854,25
|
812,25
|
+11,25
|
+1,40%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
75.000,00
|
75.000,00
|
0,00
|
0,00%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.859,00
|
1.867,20
|
+32,60
|
+1,78%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
8.060,00
|
8.070,00
|
+40,00
|
+0,50%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
21,33
|
20,51
|
+0,34
|
+1,69%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
93,30
|
89,60
|
+0,40
|
+0,45%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
977,71
|
964,88
|
+16,40
|
+1,73%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.448,76
|
1.383,98
|
-11,09
|
-0,79%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
406,35
|
403,05
|
-0,85
|
-0,21%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
8.983,50
|
8.867,00
|
+14,00
|
+0,16%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
2.405,00
|
2.313,00
|
-15,00
|
-0,64%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
3.077,50
|
2.937,00
|
-37,00
|
-1,24%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
24.750,00
|
22.912,00
|
-439,00
|
-1,88%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
638,75
|
617,25
|
+5,75
|
+0,94%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
705,25
|
679,25
|
+13,50
|
+2,03%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
331,00
|
346,75
|
-1,75
|
-0,50%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
17,31
|
16,35
|
+0,03
|
+0,18%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1,516,75
|
1.507,00
|
-3,75
|
-0,25%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
481,30
|
485,90
|
-1,00
|
-0,21%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
60,89
|
56,61
|
-0,45
|
-0,79%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
823,70
|
777,80
|
-14,50
|
-1,83%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.760,00
|
2.704,00
|
-28,00
|
-1,02%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
177,85
|
177,80
|
+2,75
|
+1,57%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
20,92
|
21,16
|
+0,01
|
+0,05%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
226,85
|
240,80
|
+1,95
|
+0,82%
|
Bông
|
US cent/lb
|
84,17
|
78,18
|
-4,00
|
-4,87%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
406,10
|
414,30
|
+0,30
|
+0,07%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
141,90
|
135,30
|
-1,80
|
-1,31%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
2,16
|
2,16
|
0,00
|
0,00%
|