menu search
Đóng menu
Đóng

Cập nhật tin COVID-19 ngày 12/4 và công tác phòng, chống dịch của Bộ Công Thương

23:34 12/04/2020

Vinanet - Trang tin điện tử http://vinanet.vn/ cập nhật các thông tin mới nhất về tình hình, công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Covid-19 và các chỉ đạo ứng phó của Bộ Công Thương.
Cập nhật lúc 21h30 ngày 12/4/2020

Tính đến 21h ngày 12/4 Thế giới ghi nhận trên 1.796.000 ca mắc Covid-19, 110.029 ca tử vong210 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới bị nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, trong đó 110.029 người đã tử vong.

Nguồn: Cuocsongantoan
Mỹ: Đất nước này đang là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch Covid-19 với tổng số ca nhiễm bệnh và số ca tử vong cao nhất thế giới. Với 1.920 ca tử vong mới trong 24h qua, tổng số ca tử vong tại Mỹ hiện lên tới 20.595 người. Tổng số ca mắc Covid-19 là 533.470 người. Tại tâm dịch bang New York, tổng số ca mắc bệnh đã vượt ngưỡng 180.000 người, trong đó có 8.627 ca tử vong (chiếm hơn 42% số ca tử vong trên toàn nước Mỹ).
Italy: Chính phủ Italy ghi nhận thêm 4.694 ca nhiễm SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm lên 152.271 trường hợp. Số ca tử vong tăng lên 19.468 trường hợp (tăng 619 ca). Số ca hồi phục tăng lên 32.534 ca (tăng 2.079 ca). Như vậy, Italy hiện đứng thứ hai về số ca tử vong, sau Mỹ.

Tây Ban Nha:  Bộ Y tế Tây Ban Nha thông báo số ca tử vong do Covid-19 ở nước này trong 24 giờ qua đã tăng thêm 619 người sau khi giảm trong 3 ngày liên tiếp. Như vậy, tổng số ca tử vong do Covid-19 ở Tây Ban Nha hiện đang là 16.972 người, trong khi tổng số trường hợp mắc bệnh cũng tăng lên 166.019 người.

Anh: Tại Anh, tổng số ca mắc Covid-19 đang là 78.991 người và số ca tử vong là 9.875 ca. Một tin vui trong ngày 12/4 đó là Thủ tướng Anh Boris Johnson đã được xuất viện sau một tuần điều trị bệnh, trong đó có 3 ngày phải nằm trong phòng chăm sóc tích cực.
Nga: Trong 24 giờ qua, Nga ghi nhận hơn 2.000 ca mắc Covid-19, đưa tổng số trường hợp mắc bệnh ở nước này vượt ngưỡng 15.000 người, riêng thủ đô Moskva vượt 10.000 người. Cụ thể, tổng số trường hợp lây nhiễm ở Nga đang là 15.770 người (tăng 16,1% trong ngày) tại 82 chủ thể liên bang.
Trung Quốc: Tại Trung Quốc, Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) cho biết, trong 24 giờ qua, Trung Quốc đại lục đã ghi nhận thêm 99 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 97 ca từ nước ngoài trở về, nâng tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 từ bên ngoài lên 1.280 người.
Iran: Ở khu vực Trung Đông, người phát ngôn Bộ Y tế Iran Kianush Jahanpur thông báo trong 24 giờ qua, Iran ghi nhận thêm 1.657 ca nhiễm SARS-CoV-2, đưa tổng số ca nhiễm ở nước này lên 71.686 ca, tuy nhiên, hơn 61% trong số này đã được chữa khỏi. Số ca tử vong đang là 4.474 trường hợp.
Các số liệu trên được công bố trong bối cảnh Iran bắt đầu mở cửa trở lại một số hoạt động kinh tế từ ngày 11/4, trong khi biện pháp hạn chế di chuyển liên thành phố cũng sẽ được dỡ bỏ vào ngày 20/4 tới.

Mexico: Bộ Y tế Mexico cho biết trong vòng 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận thêm 375 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 40 ca tử vong, nâng tổng số ca bị nhiễm virus này lên 4.219 người và số ca tử vong lên 273 người. Panama cũng ghi nhận thêm 260 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca bị mắc bệnh lên tới 3.234 ca và 79 ca tử vong.

Brazil: Tại Brazil, nước này đã ghi nhận số ca tử vong vượt mốc 1.000 người, cụ thể đang là 1.141 người, trong khi số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 cũng tăng lên thành 20.984 người.

Indonesia: Cùng ngày 14/2 chính phủ nước này đã thông báo về 399 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới, mức cao kỷ lục trong 1 ngày ở quốc gia Đông Nam Á này, qua đó nâng tổng số bệnh nhân mắc Covid-19 lên 4.241 người. Indonesia cũng đã ghi nhận thêm 46 trường hợp tử vong mới có liên quan đến virus SARS-CoV-2, đưa tổng số bệnh nhân mắc Covid-19 thiệt mạng ở nước này lên 373 người.

Malaysia: Cũng trong ngày 12/4, Malaysia đã xác nhận thêm 153 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số bệnh nhân mắc Covid-19 lên 4.683 trường hợp - cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Số liệu mới nhất của Bộ Y tế Malaysia cũng đề cập 3 trường hợp tử vong mới. Như vậy, dịch Covid-19 đến nay đã cướp đi sinh mạng của 76 người ở Malaysia. Bên cạnh đó, 45% tổng số bệnh nhân Covid-19 ở quốc gia này đã phục hồi sức khỏe.

Philippines: Trong ngày 12/4 Philippines đã ghi nhận thêm 50 ca tử vong do virus SARS-CoV-2, mức cao kỷ lục trong 1 ngày ở quốc gia Đông Nam Á này. Đến nay, đại dịch đã cướp đi sinh mạng của 297 người ở Philippines.

Bản tin của Bộ Y tế Philippines cho biết, nước này cũng đã phát hiện thêm 220 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, đưa tổng số bệnh nhân mắc Covid-19 lên 4.648 trường hợp. Tổng số ca mắc Covid-19 được điều trị thành công tính đến nay là 197 người.

Thái Lan: Ngày 12/4 Thái Lan lại đón nhận một tin vui khi ghi nhận số ca nhiễm mới hằng ngày tiếp tục giảm xuống. Ngày 12/4, Thái Lan đã xác nhận thêm 33 ca nhiễm SARS-CoV-2 và 3 ca tử vong, nâng tổng số bệnh nhân mắc Covid-19 ở quốc gia Đông Nam Á này lên 2.551 người, trong đó có 38 trường hợp tử vong. Như vậy, đây là ngày thứ tư liên tiếp số ca nhiễm mới được ghi nhận hằng ngày ở Thái Lan dừng ở mức hai con số và đi theo chiều hướng giảm dần.

Diễn biến tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Sở Y tế các tỉnh thành phố đã đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực, sinh phẩm cho phòng xét nghiệm trên địa bàn để đảm bảo có thể xét nghiệm virus SARS-CoV-2 tại chỗ.

Tính đến nay, các nước đã có 110 phòng xét nghiệm có đủ năng lực xét nghiệm Covid-19, trong đó ngành y tế có 95 phòng, các ngành khác (Nông nghiệp, Quốc phòng) có 15 phòng; 36 phòng xét nghiệm đủ năng lực khẳng định.

Để đảm bảo đầu tư cho công tác xét nghiệm đạt hiệu quả, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện mua sắm, đầu tư máy móc, trang thiết bị xét nghiệm phải được cân nhắc kỹ để phù hợp với nhu cầu và hiệu quả sử dụng, tránh lãng phí vì trong bối cảnh diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới như hiện nay, các máy xét nghiệm, trang thiết bị và sinh phẩm có nguồn cung ứng hạn chế và giá thành cao.

Trong giai đoạn hiện nay, các phòng xét nghiệm thực hiện việc xét nghiệm sàng lọc và khẳng định SARS-CoV-2 theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, không xét nghiệm dịch vụ theo yêu cầu.

Theo Bộ Y tế, phương pháp xét nghiệm phù hợp với điều kiện phòng chống dịch ở nước ta là sử dụng xét nghiệm RT- PCR với test kit do Học viện Quân Y sản xuất, đảm bảo khả năng cung cấp chủ động cho xét nghiệm phòng chống dịch, không phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài. Bộ Y tế đang thẩm định và cấp phép cho một số đơn vị đăng ký.

Việt Nam là quốc gia đứng đầu có số lượng người được xét nghiệm trên một ca dương tính. Công suất xét nghiệm đạt 27.000 mẫu/ngày.Tính đến hết ngày 10/4, tổng số mẫu bệnh phẩm đã xét nghiệm cộng dồn là 118.807, trong đó số mẫu dương tính là 257; số mẫu âm tính là 118.550.

Nguồn: Baodauthau

Tính đến 18h ngày 12/4, Việt Nam có thêm 2 trường hợp nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm lên 260 ca. 

Trong tổng số 260 ca mắc Covid-19 ở Việt Nam có 159 người (61,2%) mắc bệnh từ ổ dịch nước ngoài về Việt Nam; 101 người (38,8%) trong nước lây thứ phát. Có 118/159 người từ nước ngoài về được đưa vào cách ly ngay, sau đó xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Số ca khỏi bệnh ở Việt Nam tính đến nay là 144 (chiếm 55% số ca mắc Covid-19), còn lại 116 người bệnh (44%), đang điều trị tại 14 cơ sở khám chữa bệnh. Có 71 ca (61%) đang được điều trị tại các bệnh viện tuyến trung ương, có 39 ca (35%) đang điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh và 4 ca (4%) đang điều trị tại các bệnh viện tuyến huyện. 106 ca ổn định, 1 ca chạy ECMO, 2 ca thở máy, 5 thở ô xy.

Bộ Công Thương và công tác phòng, chống dịch Covid-19

Bộ Công Thương phát huy vai trò kết nối sản xuất - phân phối

Ngay khi dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam, Bộ Công Thương đã cử đoàn công tác đi làm việc tại các doanh nghiệp dệt may, nắm tình hình và năng lực sản xuất khẩu trang vải.

Vượt qua khó khăn về nguồn cung trong thời gian đầu, Bộ Công Thương cùng hàng loạt doanh nghiệp dệt may đã thành công vào cuộc, tổ chức sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn với mức giá hợp lý, dần chủ động được nguyên liệu đầu vào cũng như đầu ra cho sản phẩm để cung ứng cho người dân.

Bộ trưởng Bộ Công Thương- Trần Tuấn Anh trong một buổi thăm và làm việc với cơ sở sản xuất khẩu trang
Khi nhận định tín hiệu thị trường về nhu cầu khẩu trang vải tăng cao, các doanh nghiệp cũng chủ động đầu tư vào khâu thiết kế, mẫu mã, chất liệu để nâng cấp, cải tiến sản phẩm này.

Sản phẩm khẩu trang vải cơ bản hiện nay là khẩu trang 2 lớp, trong đó có một lớp là vải kháng khuẩn. Nhiều doanh nghiệp đã nâng cấp sản xuất các loại khẩu trang vải 3 lớp, 4 lớp. Ngoài lớp kháng khuẩn có thể có thêm lớp vải kháng nước, chống giọt bắn.

Mẫu mã khẩu trang vải cũng được cải tiến về kiểu dáng, dây đeo, qua đó tạo khoảng không gian trước mũi, dễ thở hơn và không bị biến dạng trong thời gian dài mà vẫn đảm bảo khẩu trang vừa khít với khuôn mặt, nâng cao tác dụng che chắn, lọc khuẩn.

Cùng với tổ chức sản xuất khẩu trang hợp lý, Bộ Công Thương đã phát huy vai trò kết nối của mình trong đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, ổn định đầu ra cho sản xuất.

Thông qua hoạt động kết nối các hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị lớn như VinCommerce (chuỗi cửa hàng Vinmart, Vinmart+), Big C, MM Mega Market, AEON, BRG Retail với các doanh nghiệp dệt may, chuỗi cung ứng khẩu trang đã được định hình rõ rệt. Các doanh nghiệp phân phối còn chủ động tăng đặt hàng khẩu trang vải nhằm đáp ứng đủ nhu cầu phòng chống dịch bệnh của người dân.

Định hướng cho hoạt động xuất khẩu

Hiện nay, trước tình hình năng lực sản xuất khẩu trang vải được mở rộng trong khi thị trường nội địa đang dần bão hòa, Bộ Công Thương đang tiếp tục chỉ đạo các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài khẩn trương liên hệ, tìm kiếm các đầu mối, doanh nghiệp ở nước ngoài để giúp tiêu thụ sản phẩm khẩu trang vải.

Các thông tin này Bộ Công Thương đã đưa lên Cổng thông tin của Bộ tại địa chỉ www.moit.gov.vn để doanh nghiệp sản xuất khẩu trang vải có thể đăng ký tham gia kết nối với các Thương vụ và nhận thông tin về người nhập khẩu nước ngoài.

Dù vậy, trước nhiều câu hỏi đặt ra về “công xưởng sản xuất khẩu trang vải của thế giới”, thì Bộ Công Thương cho rằng cần tính đến nhiều yếu tố để có thể coi đây là ngành sản xuất lâu dài.

Trên thị trường thế giới, khẩu trang đồng nghĩa với khẩu trang y tế, việc sử dụng khẩu trang vải chưa phải phổ biến. Vì vậy, cần có sự thông tin, quảng bá thêm để người dùng nhận biết được lợi ích của khẩu trang vải và chuyển sang sử dụng loại khẩu trang này.

Nguồn:VITIC Tổng hợp