Cập nhật lúc 15h30 ngày 13/4/2020
Tính đến 17h ngày 13/4, khu vực châu Á ghi nhận 299.277 ca nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra và 146.908 ca bình phục, đạt tỷ lệ gần 50%.
|
Nguồn: Danangonline |
Mỹ: Theo một thống kê của Reuters, Mỹ đã vượt qua Ý vào ngày 11/4 khi là quốc gia có số người chết do virus corona cao nhất thế giới, với hơn 20.000 trường hợp tử vong kể từ khi dịch bệnh bắt đầu.
Anh: Ngày 13/4, Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết ông Vladimir Johnson đã được xuất viện và sẽ tiếp tục phục hồi tại Checkers, nơi cư trú chính thức của Thủ tướng Anh Johnson.
Theo BBC, trong ngày 12/4, Anh xác nhận thêm 737 ca tử vong trong các bệnh viện, nâng tổng số người chết vì COVID-19 ở nước này lên 10.612 người. Cùng ngày, Anh có thêm 5.288 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 84.279.
Tây Ban Nha: Số người chết vì COVID-19 tại Tây Ban Nha đã tăng lần đầu tiên sau 3 ngày vào ngày 12/4, khi một số doanh nghiệp chuẩn bị mở cửa trở lại dưới sự nới lỏng của lệnh phong tỏa chặt chẽ của đất nước.
Italy: Thủ tướng Giuseppe Conte đã gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc cho đến ngày 3/5, tuy nhiên ông cho biết một số loại cửa hàng sẽ được phép mở lại vào tuần tới.
Pháp: Tại Pháp, tính đến rạng sáng 13/4, dịch bệnh COVID-19 đã làm 14.393 người chết, tăng 561 ca trong 24 giờ qua. Tổng số ca nhiễm đại dịch tại nước này là 132.591, cao thứ 3 châu Âu, trong đó có 2.937 ca nhiễm mới.
27.186 người tại Pháp đã khỏi bệnh và ra viện nhưng Pháp ước tính hàng chục ngàn ca nhiễm virus khác đang phải tự cách ly và điều trị tại nhà.
Trung Quốc: Tại Trung Quốc, Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) cho biết, trong 24 giờ qua, Trung Quốc đại lục đã ghi nhận thêm 99 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 97 ca từ nước ngoài trở về, nâng tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 từ bên ngoài lên 1.280 người.
Tại Nhật Bản: đến nay đã ghi nhận 8.111 ca mắc Covid-19, trong đó có 712 người trên du thuyền Diamond Princess và 7.399 người trong nội địa. Số ca tử vong ở nước này là 149 người, trong đó có 12 người trên du thuyền Diamond Princess và 137 người trong nội địa.
Hiện tại, Tokyo vẫn là địa phương có số ca mắc cao nhất ở Nhật Bản, với 2.068 người. Tiếp theo là tỉnh Osaka (811 ca), tỉnh Kanagawa (544), Chiba (467).
Hàn Quốc: Ngày 13/4, Hàn Quốc ghi nhận thêm 25 ca nhiễm SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm bệnh trên toàn quốc lên 10.537 người.
Đây là lần thứ 2 tính từ cuối tháng 2, quốc gia này ghi nhận số ca nhiễm SARS-CoV-2 mới dưới ngưỡng 30 người sau khi báo cáo mức tăng số ca nhiễm hằng ngày là 27 người hôm 10/4.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), các trường hợp nhiễm virus mới ngày 13/4 đánh dấu sự giảm mạnh từ mức cao nhất vào ngày 29/2 là 909 người. Tuy nhiên, các cơ quan y tế vẫn cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm tại nhà thờ và bệnh viện, cũng như các trường hợp mới từ nước ngoài.
Iran: Ở khu vực Trung Đông, người phát ngôn Bộ Y tế Iran Kianush Jahanpur thông báo trong 24 giờ qua, Iran ghi nhận thêm 1.657 ca nhiễm SARS-CoV-2, đưa tổng số ca nhiễm ở nước này lên 71.686 ca, tuy nhiên, hơn 61% trong số này đã được chữa khỏi. Số ca tử vong đang là 4.474 trường hợp.
Các số liệu trên được công bố trong bối cảnh Iran bắt đầu mở cửa trở lại một số hoạt động kinh tế từ ngày 11/4, trong khi biện pháp hạn chế di chuyển liên thành phố cũng sẽ được dỡ bỏ vào ngày 20/4 tới.
Indonesia: Cùng ngày 14/2 chính phủ nước này đã thông báo về 399 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới, mức cao kỷ lục trong 1 ngày ở quốc gia Đông Nam Á này, qua đó nâng tổng số bệnh nhân mắc Covid-19 lên 4.241 người. Indonesia cũng đã ghi nhận thêm 46 trường hợp tử vong mới có liên quan đến virus SARS-CoV-2, đưa tổng số bệnh nhân mắc Covid-19 thiệt mạng ở nước này lên 373 người.
Malaysia: Cũng trong ngày 12/4, Malaysia đã xác nhận thêm 153 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số bệnh nhân mắc Covid-19 lên 4.683 trường hợp - cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Số liệu mới nhất của Bộ Y tế Malaysia cũng đề cập 3 trường hợp tử vong mới. Như vậy, dịch Covid-19 đến nay đã cướp đi sinh mạng của 76 người ở Malaysia. Bên cạnh đó, 45% tổng số bệnh nhân Covid-19 ở quốc gia này đã phục hồi sức khỏe.
Philippines: Trong ngày 12/4 Philippines đã ghi nhận thêm 50 ca tử vong do virus SARS-CoV-2, mức cao kỷ lục trong 1 ngày ở quốc gia Đông Nam Á này. Đến nay, đại dịch đã cướp đi sinh mạng của 297 người ở Philippines.
Bản tin của Bộ Y tế Philippines cho biết, nước này cũng đã phát hiện thêm 220 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, đưa tổng số bệnh nhân mắc Covid-19 lên 4.648 trường hợp. Tổng số ca mắc Covid-19 được điều trị thành công tính đến nay là 197 người.
Thái Lan: Ngày 12/4 Thái Lan lại đón nhận một tin vui khi ghi nhận số ca nhiễm mới hằng ngày tiếp tục giảm xuống. Ngày 12/4, Thái Lan đã xác nhận thêm 33 ca nhiễm SARS-CoV-2 và 3 ca tử vong, nâng tổng số bệnh nhân mắc Covid-19 ở quốc gia Đông Nam Á này lên 2.551 người, trong đó có 38 trường hợp tử vong. Như vậy, đây là ngày thứ tư liên tiếp số ca nhiễm mới được ghi nhận hằng ngày ở Thái Lan dừng ở mức hai con số và đi theo chiều hướng giảm dần.
Diễn biến tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam
Ngày 13/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, đã có thêm 2 ca mắc mới Covid-19. Cả 2 người này đều ở ổ dịch Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội. Như vậy, tính đến thời điểm này Việt Nam ghi nhận 262 ca bệnh.
|
Nguồn: Baodauthau |
Tổng số ca mắc: 262 trường hợp, trong đó:
- 159 người từ nước ngoài chiếm 60,7%;
- 103 người lây nhiễm thứ phát chiếm 39,3%.
Trước đó, từ ngày 10/4, Bộ Y tế đã cử Tổ công tác đặc biệt hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 tại Hạ Lôi, thiết lập 9 chốt kiểm soát, khoanh vùng cách ly toàn bộ thôn Hạ Lôi với 2.711 hộ gia đình (11.077 người).
Trước đó, căn cứ Quyết định số 1403/QĐ-UBND ngày 7/4/2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc ủy quyền ra quyết định cách ly y tế đối với ổ dịch Covid-19 trên địa bàn huyện Mê Linh, UBND huyện Mê Linh đã ban hành Quyết định số 1050/QĐ-UBND ngày 8/4/2020 về việc thiết lập vùng cách ly y tế đối với thôn Hạ Lôi. Thời gian thực hiện cách ly y tế là 28 ngày, từ ngày 8/4 đến ngày 6/5.
Bộ Công Thương và công tác phòng, chống dịch Covid-19
|
Nguồn: Tapchicongthuong |
Bộ Công Thương cho biết, từ đầu tháng 2/2020, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Y tế xây dựng thành công quy trình và cơ chế phối hợp giám sát y tế, phòng chống dịch bệnh đối với hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, trao đổi cư dân biên giới tại các cửa khẩu, cặp chợ biên giới giữa hai nước.
Cùng với đó, Bộ Công Thương liên tục có các thông tin cập nhật về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa tại biên giới, cảnh báo các địa phương, doanh nghiệp về tình trạng ùn ứ hàng nông sản xuất khẩu.
Ngoài ra, xác Thương vụ/Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài nói chung và Trung Quốc nói riêng liên tục báo cáo, cập nhật thông tin diễn biến thị trường, tìm kiếm thị trường xuất khẩu nông sản và nguồn nguyên liệu sản xuất khẩu trang, thiết bị y tế phục vụ nhu cầu trong nước.
Ngoài ra, để gỡ khó cho hoạt động giao thương giữa Việt Nam - Trung Quốc, Vụ thị trường châu Á - châu Phi đã gửi hàng loạt Công thư của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tới Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn; Tổng cục trưởng Tổng Hải quan Trung Quốc Nghê Nhạc Phong; Bí thư Khu ủy Khu tự trị Choang Quảng Tây về việc tiếp tục thực hiện ý kiến thống nhất tại Điện đàm ngày 13/3/2020 và tích cực phối hợp để đảm bảo thương mại thông suốt.
Định hướng cho hoạt động xuất khẩu
Hiện nay, trước tình hình năng lực sản xuất khẩu trang vải được mở rộng trong khi thị trường nội địa đang dần bão hòa, Bộ Công Thương đang tiếp tục chỉ đạo các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài khẩn trương liên hệ, tìm kiếm các đầu mối, doanh nghiệp ở nước ngoài để giúp tiêu thụ sản phẩm khẩu trang vải.
Các thông tin này Bộ Công Thương đã đưa lên Cổng thông tin của Bộ tại địa chỉ www.moit.gov.vn để doanh nghiệp sản xuất khẩu trang vải có thể đăng ký tham gia kết nối với các Thương vụ và nhận thông tin về người nhập khẩu nước ngoài.
Dù vậy, trước nhiều câu hỏi đặt ra về “công xưởng sản xuất khẩu trang vải của thế giới”, thì Bộ Công Thương cho rằng cần tính đến nhiều yếu tố để có thể coi đây là ngành sản xuất lâu dài.
Trên thị trường thế giới, khẩu trang đồng nghĩa với khẩu trang y tế, việc sử dụng khẩu trang vải chưa phải phổ biến. Vì vậy, cần có sự thông tin, quảng bá thêm để người dùng nhận biết được lợi ích của khẩu trang vải và chuyển sang sử dụng loại khẩu trang này.
Nguồn:VITIC Tổng hợp