menu search
Đóng menu
Đóng

Cập nhật tin Covid-19 ngày 15/4 và công tác phòng, chống dịch của Bộ Công Thương

23:59 15/04/2020

Vinanet - Trang tin điện tử http://vinanet.vn/ cập nhật các thông tin mới nhất về tình hình, công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Covid-19 và các chỉ đạo ứng phó của Bộ Công Thương.
Cập nhật lúc 21h30 ngày 15/4/2020
Tính đến 21h Số ca bệnh Covid-19 trên toàn cầu đã lên tới 2.000.134 ca, trong đó có 126.757 ca tử vong và 484.600 ca đã hồi phục. Mỹ là quốc gia có số ca nhiễm cao nhất thế giới, với hơn 614.000 ca, kế đến là Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Đức. Mỹ cũng là quốc gia ghi nhận số ca tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới, với hơn 26.000 ca.
Nguồn: Tuổi trẻ
Mỹ: Số liệu cho thấy, Mỹ vẫn là quốc gia đứng đầu thế giới về số ca nhiễm và tử vong. Theo trang thống kê Worldometers, tính đến 6h ngày 15/4 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch Covid-19 trên toàn nước Mỹ đã lên tới 611.745 người, trong đó có 25.975 ca tử vong, tăng thêm 2.335 ca trong 24h qua. Có 38.675 bệnh nhân đã bình phục và 13.443 ca đang trong tình trạng nguy kịch.

Italy: Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy công bố ghi nhận thêm 2.972 ca nhiễm SARS-CoV-2 trong 24h qua, nâng tổng số ca bệnh Covid-19 lên 162.488 trường hợp. Trong đó, số ca tử vong tăng lên 21.067 trường hợp (tăng 602 ca) và số ca hồi phục là 37.130 ca (tăng 1.695 ca).

Người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ dân sự Angelo Borrelli cho biết, hiện có 28.011 trường hợp phải nhập viện với các triệu chứng, trong khi đó số ca điều trị tích cực tiếp tục duy trì mức giảm với tổng số là 3.186 ca, giảm 74 trường hợp.

Tây Ban Nha: Đến chiều 15/4, Bộ Y tế Tây Ban Nha cho hay số ca tử vong do Covid-19 ở nước này đã tăng thêm 523 ca trong 24 giờ qua (ít hơn con số 567 của ngày trước đó), nâng tổng số ca tử vong lên 18.579. Trong khi đó, tổng số ca nhiễm ở nước này đã tăng lên 177.633 ca.

Thụy Sĩ: Bộ Y tế Thụy Sĩ ngày 15/4 ghi nhận thêm 973 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca đã mắc Covid-19 ở nước này lên 26.336 ca.
Iran: Tại Iran số ca tử vong đã tăng thêm 94 trong 24 giờ qua, lên tổng cộng 4.777, trong khi tổng số ca nhiễm hiện là 76.389.
Mexico: Bộ Y tế Mexico cho biết nước này đã ghi nhận thêm 385 ca nhiễm mới trong ngày 14/4, nâng tổng số ca Covid-19 toàn quốc lên 5.399 ca và 406 ca tử vong
Singapore: Bộ Y tế Singapore ngày 15/4 cho biết nước này có thêm 447 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 3.699. Đây là số ca kỉ lục trong một ngày của Singapore từ đầu dịch đến nay. Theo Reuters, 404 trong số 447 ca nhiễm mới công bố ngày 15/4 liên quan tới các khu vực cư trú dành cho công nhân nhập cư.
Pháp: Thủ tướng Pháp Edouard Philippe ngày 15/4 cho biết nhân viên y tế tại các khu vực khó khăn nhất ở Pháp trong dịch Covid-19 sẽ nhận thêm 1.500 euro (gần 40 triệu đồng). Đây là số thù lao tăng lên so với mức chi trả thông thường cho việc làm thêm ngoài giờ, theo Reuters.
Phát biểu của ông Philippe được đưa ra sau một cuộc họp nội các nhằm ra quyết định đối với gói 110 tỉ euro cứu trọ nhằm hỗ trợ nền kinh tế trong cuộc khủng hoảng Covid-19.
Đức: Theo số liệu của Viện Robert Koch Đức ngày 15/4, số ca mắc Covid-19 tại nước này tăng trở lại sau nhiều ngày giảm, với 2.486 ca bệnh mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 127.584. Trong khi đó, số ca tử vong tăng thêm 285, lên 3.254 ca.
Trung Quốc: Ngày 15/4 Chính phủ nước này thông báo có thêm 46 ca mắc Covid-19 mới trong ngày 14/4, giảm gần một nửa so với 89 ca của ngày trước đó. Trong số các ca mới, 36 ca có nguồn gốc từ nước ngoài, theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc.
Nhật Bản: Tính đến ngày 15/4 số ca nhiễm Covid-19 chủng mới cũng tăng mạnh với 457 ca mới, theo Bộ Y tế Nhật. Nước này hiện có 8.812 ca nhiễm và 131 ca tử vong. Tình hình dịch tại Nhật đang trở nên đáng lo ngại khi số ca không rõ nguồn gốc lây nhiễm ngày càng nhiều.
Thái Lan: Nước này ghi nhận thêm 30 ca Covid-19 mới và hai ca tử vong ngày 15/4. Cùng lúc, nước này quyết định mở rộng lệnh cấm các chuyến bay thương mại từ nước ngoài đến hết tháng 4/2020.
Diễn biến tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam
Theo bản tin Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, đến 18h hôm nay, tổng số ca được xác định dương tính với virus SARS-Cov-2 tại Việt Nam là 267 trường hợp, trong đó: 160 người từ nước ngoài chiếm 59,9%,107 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,1%. Cũng trong hôm nay đã có thêm 2 trường hợp khỏi bệnh, nâng tổng số người được chữa khỏi lên 171/267 ca (đạt 64%).
Nguồn: Baodautu
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là: 67.835, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 471; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.413;Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 56.165.
Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.
2 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là BN145 tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Cần Thơ và BN235 tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh).
Tình hình điều trị của BN91có chuyển biến tích cực, đã có dấu hiệu lâm sàng tích cực, đã nhận biết xung quanh mặc dù đang duy trì thuốc an thần, đồng tử phản xạ ánh sáng tốt, không sốt, mạch 84 lần/phút, huyết áp 117/69 mmHg (đã ngưng sử dụng thuốc vận mạch trong 24 giờ qua), SpO2 99%, xét nghiệm đông máu tạm ổn kèm tình trạng chảy máu mũi ít, tiểu khá hơn (1.100 ml/24 giờ).•
Hiện bệnh nhân đang tiếp tục hồi sức tích cực với thở máy, lọc máu hấp thụ kháng thể, ECMO, kháng sinh và kháng nấm.
Tình hình các bệnh nhân khác ổn định, số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 13 ca; Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 6 ca.
Hiện Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội là điểm nóng của dịch bệnh, hiện đã ghi nhận 13 ca dương tính với SARS-CoV-2. Toàn thôn với 11.077 người được cách ly. Các cán bộ y tế, TP. hà Nội và cChính quyền địa phương đang tiếp tục điều tra dịch tễ.
Bộ Công Thương và công tác phòng, chống dịch Covid-19
Bộ Công Thương cho biết, từ đầu tháng 2/2020, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Y tế xây dựng thành công quy trình và cơ chế phối hợp giám sát y tế, phòng chống dịch bệnh đối với hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, trao đổi cư dân biên giới tại các cửa khẩu, cặp chợ biên giới giữa hai nước.
Nguồn: Tapchicongthuong.vn
Quy trình này không những giúp khôi phục lại hoạt động thông thương hàng hóa Việt - Trung (bao gồm xuất khẩu nông sản và nhập khẩu nguyên liệu sản xuất trong nước) mà còn đảm bảo an toàn tuyệt đối phòng chống dịch bệnh.
Cùng với đó, Bộ Công Thương liên tục có các thông tin cập nhật về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa tại biên giới, cảnh báo các địa phương, doanh nghiệp về tình trạng ùn ứ hàng nông sản xuất khẩu.
Ngay từ những ngày đầu tháng 2/2020, Bộ Công Thương đã có nhiều buổi làm việc với các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng và đã tổ chức nhiều buổi làm việc trực tiếp với các địa phương để nắm tình hình và chỉ đạo công tác tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới
Đặc biệt, lãnh đạo Bộ Công Thương đã có nhiều buổi làm việc trực tiếp, tiến hành khảo sát, nắm tình hình và chỉ đạo công tác tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới.
Ngoài ra, xác Thương vụ/Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài nói chung và Trung Quốc nói riêng liên tục báo cáo, cập nhật thông tin diễn biến thị trường, tìm kiếm thị trường xuất khẩu nông sản và nguồn nguyên liệu sản xuất khẩu trang, thiết bị y tế phục vụ nhu cầu trong nước.
“Bộ Công Thương thường xuyên trao đổi, làm việc Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và đề nghị Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Tây và Vân Nam liên tục giao thiệp với chính quyền 2 địa phương biên giới nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu tại khu vực biên giới (các công văn số 781/BCT-AP ngày 8/02/2020, 824/NCT-AP ngày 11/2/20200. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã điện đàm với Bí thư Khu ủy Khu tự trị Choang Quảng Tây Trung Quốc ngày 13/3/2020”, Bộ Công Thương thông tin.
Đáng lưu ý, cuối tháng 3/2020, khi Covid-19 diễn biến phức tạp tại Việt Nam và dự báo khả năng Trung Quốc sẽ có biện pháp tăng cường kiểm soát dịch bệnh từ nước ngoài, Bộ Công Thương giao nhiệm vụ cụ thể cho từng Cục, Vụ trực thuộc Bộ để gỡ khó cho hoạt động giao thương giữa hai nước.
Cụ thể, đối với Cục Xuất nhập khẩu, ngày1/4 vừa qua, Cục đã có công văn về việc xuất nhập khẩu hàng hóa sang Trung Quốc qua biên giới để gửi Sở Công Thương các tỉnh thành phố và Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, các Hiệp hội và doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc.
Tiếp đó, ngày 5/4, Cục Xuất nhập khẩu tiếp tục ra công văn gửi UBND các tỉnh có chung đường biên giới với Trung Quốc về việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới.
Đối với Vụ thị trường châu Á - châu Phi, ngày 31/3, Vụ đã có công văn đề nghị Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh và Côn Minh chủ động giao thiệp với Chính quyền Quảng Tây và Vân Nam đề nghị hai địa phương này tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo hoạt động thương mại, trao đổi hàng hóa của doanh nghiệp, cư dân hai bên được thông suốt.
Kế đó, ngày 8/4, Vụ thị trường châu Á - châu Phi đã làm việc với Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam về các biện pháp siết chặt quản lý người và hàng hóa nhập cảnh giữa Việt Nam và Trung Quốc và thúc đẩy tháo gỡ vướng mắc.
Ngay sau đó, ngày 9/4, Vụ thị trường châu Á - châu Phi đã đề nghị Bộ Ngoại giao cùng phối hợp thúc đẩy tháo gỡ khó khăn trong thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Ngoài ra, để gỡ khó cho hoạt động giao thương giữa Việt Nam - Trung Quốc, Vụ thị trường châu Á - châu Phi đã gửi hàng loạt Công thư của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tới Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn; Tổng cục trưởng Tổng Hải quan Trung Quốc Nghê Nhạc Phong; Bí thư Khu ủy Khu tự trị Choang Quảng Tây về việc tiếp tục thực hiện ý kiến thống nhất tại Điện đàm ngày 13/3/2020 và tích cực phối hợp để đảm bảo thương mại thông suốt

Nguồn:VITIC Tổng hợp