menu search
Đóng menu
Đóng

Cập nhật tin Covid-19 ngày 16/4 và công tác phòng, chống dịch của Bộ Công Thương

13:18 16/04/2020

Vinanet - Trang tin điện tử http://vinanet.vn/ cập nhật các thông tin mới nhất về tình hình, công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Covid-19 và các chỉ đạo ứng phó của Bộ Công Thương.
Cập nhật lúc 9h30 ngày 16/4/2020
Tính  đến 6h sáng 16/4, thế giới có tổng cộng 2.073.568 ca mắc Covid-19, trong đó 134.020 ca tử vong. So với một ngày trước, thế giới đã có thêm 76.140 ca mắc mới và 7.471 ca tử vong.
Nguồn: Thethaovanhoa
Mỹ: Theo số liệu cho thấy Mỹ vẫn đứng đầu thế giới cả về số ca mắc và tử vong, với con số lần lượt là 641.813 người mắc bệnh (tăng 27.927 ca so với một ngày trước đó) và 28.443 người tử vong (tăng 2.396 ca). Hiện số người đang phải điều trị tại Mỹ là 564.857 người, trong khi số người đã được chữa khỏi là 48.513 người.
Tây Ban Nha: Tại Tây Ban Nha, số ca tử vong do mắc bệnh Covid-19
trong 24 giờ qua tiếp tục giảm. Ngày 15/4, quốc gia châu Âu này ghi nhận thêm 453 ca tử vong, giảm so với 567 ca của ngày trước đó. Như vậy, tính tới nay, Tây Ban Nha ghi nhận 18.708 ca tử vong do mắc Covid-19, trong khi tổng số người nhiễm bệnh là 177.634.
Anh: Cơ quan Y tế quốc gia Anh ngày 15/4 ghi nhận thêm 761 ca tử vong do Covid-19 so với một ngày trước đó. Như vậy, tổng số ca tử vong vì căn bệnh này tại Anh hiện lên tới 12.868, cao thứ 5 trên thế giới chỉ sau Mỹ, Italy, Tây Ban Nha và Pháp.
Đan Mạch: Đầu tháng Tư này, Chính phủ Đan Mạch đã tuyên bố sẽ mở lại các trường học với điều kiện mọi người dân phải duy trì khoảng cách tiếp xúc và rửa tay thường xuyên. Các trường được yêu cầu sắp xếp các bàn trong lớp học cách nhau 2 mét và giờ giải lao phải chia thành các nhóm nhỏ. Nhiều phụ huynh ở nước này đã phản đối động thái trên do lo ngại vấn đề sức khỏe. Tính đến nay, Đan Mạch đã ghi nhận 6.691 ca mắc Covid-19 và 299 trường hợp tử vong.
Đức: Ngày 15/4, Thủ tướng Đức Angela Merkel và thủ hiến các bang ở Đức đã họp trực tuyến và nhất trí tiếp tục duy trì các biện pháp giãn cách xã hội đến ngày 3/5 trong cuộc chiến chống Covid-19. Thủ tướng Merkel cho biết các biện pháp giãn cách xã hội mà chính phủ liên bang áp đặt trên toàn quốc kể từ hôm 23/3 bước đầu đã có hiệu quả, góp phần làm giảm đáng kể tỉ lệ lây nhiễm virus SARS CoV-2. Do đó, bà và thủ hiến các bang đều nhất trí cho rằng các biện pháp giãn cách xã hội cần được tiếp tục duy trì ít nhất cho đến ngày 3/5 tới.
Tính đến 6h sáng 16/4, Đức ghi nhận 133.456 trường hợp bị nhiễm virus SARS-CoV-2 và hơn 3.592 ca tử vong. Bang Bayern hiện vẫn là bang ghi nhận có số người mắc bệnh nhiều nhất với hơn 35.000 trường hợp. Trong khi đó, Thủ đô Berlin ghi nhận 4736 trường hợp mắc bệnh và 62 ca tử vong. Cùng ngày, Đức ghi nhận thêm 97 ca tử vong do mắc Covid-19, đưa số ca tử vong tại nước này lên 3.592. Tổng số ca nhiễm tại nước này là 133.456, tăng 1.246 trường hợp so với ngày 14/4.
Nhật Bản: Nước này ghi nhận 8.915 người mắc Covid-19, trong đó có 8.203 người lây nhiễm trong nội địa và 712 người trên du thuyền Diamond Princess. Số người tử vong do mắc Covid-19 đã lên tới 175 người, trong đó có 12 người là du khách trên tàu Diamond Princess.
Thái Lan: Chính phủ Thái Lan đã ghi nhận thêm 30 ca mắc Covid-19 mới, đưa tổng số người mắc bệnh lên 2.643. Số ca tử vong do mắc Covid-19 tại nước này hiện là 43. Thái Lan được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá là có một hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt và lực lượng lớn tình nguyện viên y tế công cộng, nhờ đó gần 50% bệnh nhân Covid-19 đã bình phục. Từ khi bùng phát đại dịch Covid-19, các tình nguyện viên đã đến ít nhất 12 triệu nhà, phát hiện khoảng 600.000 người trong nhóm nhạy cảm (trẻ em và người cao tuổi) và có nguy cơ tiếp xúc với virus SARS-CoV-2.
Bộ Y tế Thái Lan khẳng định nước này sẽ có đủ giường bệnh chăm sóc tích cực (ICU) cho bệnh nhân Covid-19 khi bổ sung thêm 300 giường từ nay đến cuối tháng 5 ở vùng đô thị Bangkok. Thái Lan hiện có 10.184 máy thở và 93 phòng thí nghiệm có thể xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trên toàn quốc, với tổng năng lực xét nghiệm 20.000 mẫu mỗi ngày. Kể từ tháng 2 đến ngày 10/4, Thái Lan đã xét nghiệm Covid-19 cho hơn 100.000 người và ông Taweesilp cho biết sẽ tăng cường xét nghiệm nhằm kiềm chế sự lây lan của virus.
Indonesia: Ngày 15/4, Bộ trưởng Công nghiệp Indonesia Agus Gumiwang cho biết các doanh nghiệp trong nước đang phối hợp với Hiệp hội Dệt may Indonesia và Lực lượng Phản ứng nhanh về Covid-19 để trong thời gian tới, mỗi ngày có thể sản xuất được khoảng 16.000 bộ đồ bảo hộ y tế cá nhân (PPE) theo tiêu chuẩn của WHO.
Thời gian qua, Indonesia đã thiếu hụt trầm trọng PPE. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa sự an toàn của các bác sĩ và nhân viên y tế. Nhiều bác sĩ, nhân viên y tế đã phải sử dụng các thiết bị bảo vệ không đạt tiêu chuẩn như áo mưa.
Trước thực trạng này, Tổng thống Joko đã chỉ thị các cơ quan chức năng phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các thiết bị y tế, vật tư y tế và PPE, đảm bảo hỗ trợ lực lượng nơi tuyến đầu chống Covid-19. Các bộ trưởng và lãnh đạo các tập đoàn cần đánh giá lại tất cả các nguồn lực hiện có của ngành công nghiệp để có phương án phù hợp. Đến nay, Indonesia công bố có 5.136 ca nhiễm Covid-19, với 469 người tử vong và đã có 446 trường hợp được chữa khỏi. Số ca nhiễm bệnh ở Indonesia chỉ đứng sau Philipines trong ASEAN.
Philippines: Bộ Y tế Philippines cho biết tới hết ngày 15/4, Philippines có 5.453 ca mắc Covid-19, cao nhất Đông Nam Á. Số người tử vong là 349, đứng thứ hai sau Indonesia.
Ngày 15/4, Bộ Tài chính Philippines thông báo nước này và Ngân hàng Thế giới (WB) đã ký một thỏa thuận cho vay trị giá 500 triệu USD, qua đó giúp quốc gia Đông Nam Á này giải quyết các yêu cầu tài chính cấp bách để đối phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Malaysia: Ngày 15/4, Malaysia đã ghi nhận thêm 85 ca mắc Covid-19, số ca ghi nhận hàng ngày thấp nhất kể từ khi Chính phủ Malaysia áp đặt các biện pháp nhằm kiềm chế sự lây lan virus vào hôm 18/3, nâng tổng số ca mắc bệnh dịch này lên 5.072 ca.
Bộ Y tế Malaysia cũng báo cáo một ca tử vong mới. Như vậy, cho đến nay, quốc gia Đông Nam Á này có 83 ca tử vong.
Campuchia: Bộ Y tế Campuchia ngày 15/4 thông báo nước này không ghi nhận ca bệnh mới nào trong 24 giờ qua. Thông báo của bộ trên cho biết trong số các bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục sức khỏe có hai công dân Malaysia và ba người Campuchia. Tính đến nay, Campuchia đã phát hiện 122 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó 96 ca đã bình phục.
Diễn biến tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam
Nguồn:vietnammoi.vn
Tại Việt Nam, tính đến 21h ngày 16/4 ghi nhận 268 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 171 ca bình phục và 97 ca đang được điều trị tại các cơ sở y tế trên toàn quốc.
Cod 68.049 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly), trong đó có 471 ca cách ly tập trung tại bệnh viện, 11.413 ca cách ly tập trung tại cơ sở khác và 56.165 ca cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Bộ Công Thương và công tác phòng, chống dịch Covid-19
Năm 2020, Bộ Công Thương tiếp tục là Bộ tiên phong hoàn thành việc cắt giảm điều kiện kinh doanh, theo đó cắt giảm, đơn giản hóa 205 điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Nguồn: Tapchicongthuong
Viện nghiên cứu Bộ Công Thương hoàn thành nghiên cứu, sẵn sàng sản xuất máy trợ thở phục vụ chống dịch Covid-19

Trong nỗ lực chung tay cùng đất nước chống dịch Covid-19, mới đây, Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học và Tự động hóa đã hoàn thành nghiên cứu chế tạo máy trợ thở không xâm nhập.

Đứng đầu nhóm nghiên cứu, Giám đốc Phân viện TP.Hồ Chí Minh, TS.Trần Viết Thắng cho biết, trước tình hình nhu cầu máy trợ thở ngày càng trở nên cấp thiết do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhóm nghiên cứu của Phân viện đã đề xuất nghiên cứu chế tạo, sản xuất máy trợ thở tự động, có khả năng sản xuất số lượng lớn trong thời gian ngắn, giá rẻ, an toàn cho lực lượng y bác sỹ dựa trên nghiên cứu một số mẫu máy có sẵn trên thị trường cũng như cấu hình máy của MIT đang được công bố rộng rãi hiện nay.

Kết cấu máy gồm 3 phần: Thiết kế cơ khí; Thiết kế bộ điều khiển và Phần mềm điều khiển giám sát từ xa

Hoạt động của máy chủ yếu dựa vào một bóng Ambu. Đây là một quả bóng thở bóp tay có thể được tìm thấy dễ dàng tại các bệnh viện, các nhà cung cấp thiết bị y tế tại thị trường Việt Nam hiện nay.

 Thông thường, với phương pháp bóp bóng Ambu bằng tay, nhân viên y tế sẽ phải liên tục trực bên cạnh bệnh nhân và cần thực hiện đúng kỹ thuật mỗi lần thao tác.
 Trong khi đó, thiết kế của máy bóp bóng Ambu do nhóm đề xuất, với cơ cấu cơ, điện, điện tử cho phép chạy liên tục trong nhiều ngày và có khả bắt chước được kỹ thuật của các bác sĩ cấp cứu dựa trên thuật toán điều khiển thông minh theo quỹ đạo co bóp bóng được lập trình trước. Do đó, nhóm nghiên cứu đã dành khá nhiều thời gian để lập trình, thiết kế bộ điều khiển bóp bóng Ambu theo đúng quỹ đạo tự nhiên của tay kỹ thuật viên y tế.
Máy trợ thở do Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học và Tự động hóa nghiên cứu, chế tạo đang chờ hoàn tất các thủ tục để đủ điều kiện lưu hành
 Mặt khác, các tác giả cũng mong muốn việc nhập liệu các thông số điều khiển phải nhanh và chính xác, đồng thời để áp dụng được thuật toán điều khiển thông minh theo quĩ đạo định trước khi thực hiện co bóp bóng và có khả năng cảnh báo lỗi tự động, giao tiếp giám sát, điều khiển từ xa, vì vậy, nhóm tác giả cũng đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo bộ điều khiển mới hoàn toàn để có thể hiện thực hóa các yêu cầu trên.
 Ngoài ra máy có một màn hình hiển thị tần số nhịp thở được điều khiển bằng tay thông qua các phím nhấn trên mặt máy hoặc điều khiển tử xa thông qua một APP được cài đặt trên thiết bị Android hoặc IOS nhằm điều chỉnh lượng không khí và áp suất cho bệnh nhân để phù hợp với tình trạng bệnh của từng người.

Nguồn:VITIC Tổng hợp