menu search
Đóng menu
Đóng

Cập nhật tin COVID -19 ngày 19/4 và công tác phòng, chống dịch của Bộ Công Thương

23:44 19/04/2020

Vinanet - Trang tin điện tử http://vinanet.vn/ cập nhật các thông tin mới nhất về tình hình, công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus COVID -19 và các chỉ đạo ứng phó của Bộ Công Thương.
Cập nhật lúc 21h30 ngày 19/4/2020
Cập nhật lúc 21h30 ngày 19/4/2020
Thế giới: 2.341.958 người mắc; 160.956 người tử vong, trong đó:
- Hoa Kỳ: 738.923 người mắc; 39.015 người tử vong.
- Italy:175.925 người mắc; 23.227 người tử vong.
- Tây Ban Nha: 194.416 người mắc; 20.639 người tử vong.
-Việt Nam: 268 trường hợp mắc COVID -19. Ngày thứ 3 liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19
Nguồn: Tuoitre.vn
Tính đến 21h30 ngày 19/4, đại dịch COVID-19 tiếp tục cướp đi 161.951 người và làm 2.359.332 người nhiễm trên toàn cầu. Trong khi đó, tổng cộng 606.675 người đã bình phục và xuất viện.
Mỹ: Đất nước này tiếp tục là tâm dịch của thế giới, Tính đến ngày 19/4 nước này ghi nhận nhận 740.151 ca mắc, trong đó có 39.068 ca tử vong. Số ca bình phục và xuất viện là 68.456 ca. Dịch viêm đường hô hấp cấp đang có tác động mạnh mẽ làm chậm sự phát triển của nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới.
Trong ngày hôm nay ( 19/4) Làn sóng những người biểu tình yêu cầu mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ đang lan rộng trên nhiều bang, trong khi các quan chức liên bang và địa phương vẫn tiếp tục đưa ra cảnh báo thận trọng nhằm ngăn chặn xu hướng gia tăng trở lại của dịch COVID-19.
Italy: Theo số liệ thống kê ngày 19/4 Italy tiếp tục là đất nước có ổ dịch lớn thứ hai Thế giới. Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy công bố nước này hiện có 25.007 ca nhập viện với các triệu chứng mắc COVID-19, trong đó số ca phải điều trị tích cực là 2.733 ca, giảm 79 ca số ca tử vong giảm xuống một nửa so với giai đoạn đỉnh điểm.Trong 24 giờ qua, Italy ghi nhận thêm 3.491 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 175.925 ca, trong khi tổng số ca tử vong là 23.227 ca, tăng 482 ca. Số ca hồi phục là 44.927 ca, tăng 2.220 ca.
Bộ Y tế Nước này chỉ có 410 ca tử vong do COVID-19 ngày 19-4, thấp nhất trong một tháng qua và tiếp tục giảm so với 565 ca của ngày trước đó. Tổng số ca bệnh của Tây Ban Nha tăng gần 4.000 trường hợp trong ngày, nâng tổn đáng mừngg số ca toàn quốc lên 195.944 ca.
Tây Ban Nha: Ngày hôm nay (19/4) là một ngày có tín hiệu đáng mừng về dịch COVID-19, công bố số ca tử vong tại nước này giảm mạnh trong 24 giờ qua, xuống còn 410 ca so với 565 ca của một ngày trước đó. Đây là mức tử vong thấp nhất kể từ ngày 22/3, và thấp hơn rất nhiều so với mốc cao nhất 950 ca tử vong ghi nhận trong ngày 2/4, qua đó cho thấy lây nhiễm đang chậm lại sau khi Tây Ban Nha áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt từ giữa tháng 3. Trong khi tổng số ca nhiễm virus được ghi nhận là 195.944, tăng 4.218 ca trong 24 giờ qua.
Mặc dù giới chức Tây Ban Nha cho rằng nước này đã đạt tới "đỉnh dịch" vào ngày 2/4, song hiện các nhà lãnh đạo vẫn chưa sẵn sàng đề xuất nới lỏng lệnh phong tỏa toàn quốc. Anh: Bộ Y tế Anh thông báo thêm 596 ca tử vong ở các bệnh viện, nâng tổng số ca tử vong lên thành 16.060 người. Số ca mắc tại Anh tăng thêm 5.850 người lên 120.067 ca. Chính phủ Anh thông báo chưa xem xét việc nới lỏng lệnh phong tỏa được áp đặt trong gần 4 tuần qua. Theo Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh Michael Gove, hiện Anh đang hoặc gần chạm "đỉnh dịch".
Trung Quốc: Tính đến 21h ngày 19/4 Trung Quốc thông báo nước này ghi nhận thêm 16 ca nhiễm. Thêm 33 bệnh nhân đã được xuất viện sau khi phục hồi, nâng tổng số bệnh nhân được xuất viện lên 77.062 người. Đến nay, Trung Quốc thông báo 82.735 ca nhiễm và 4.632 ca tử vong.
Đức: Số ca mắc COVID-19 ở Đức tăng thêm gần 3.000 người lên thành 140.450 người, trong khi số người tử vong trong ngày nằm dưới ngưỡng 200 người. Số ca đã được chữa khỏi hiện là 84.500 người. Tuy tỷ lệ lây nhiễm tăng trở lại sau 2 ngày qua, song vẫn ở mức thấp. Theo Viện dịch tễ Robert Koch (RKI), tỷ lệ lây nhiễm cho người khác ở Đức hiện chỉ là 0,8%.
Nga: Nhà chức trách Nga thông báo 6.060 ca nhiễm mới - mức cao kỷ lục trong 24 giờ ở nước này, nâng tổng số ca lên 42.853 người. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố chính quyền đang kiểm soát được tình hình dịch bệnh.
Hàn Quốc: Ngày 19/4 lần đầu tiên kể từ tháng 2 ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày ở mức dưới 10 trong khi tỷ lệ khỏi bệnh ở nước này đạt trên 75%. Thống kê của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho thấy tính đến 10h (giờ địa phương) cùng ngày, với 8 ca mới được phát hiện, tổng số ca nhiễm ở nước này là 10.661 người. Số ca tử vong là 234 (tăng thêm 2 ca), trong đó trên 50% là bệnh nhân trên 80 tuổi và có ít nhất một bệnh nền từ trước. Số bệnh nhân được điều trị khỏi hoàn toàn đến nay là 8.042 người, chiếm 75,4%. Hiện vẫn còn khoảng 10 trường hợp đang trong tình trạng nguy kịch. Hàn Quốc hiện có khoảng trên 1.000 ca lây nhiễm từ nước ngoài.
Singapore: Tổng số ca nhiễm tại Singapore đã tăng lên 6.588 người vào ngày 19/4 sau khi có thêm 596 ca nhiễm mới được ghi nhận trong vòng 24 giờ qua tại nước này. Phần lớn số ca nhiễm mới là các lao động nhập cư, công dân Singapore và thường trú nhân chỉ chiếm 25 trường hợp.
Như vậy Singapore đang tạm thời là quốc gia có số ca nhiễm nhiều nhất Đông Nam Á mặc dù vậy chỉ có 11 ca tử vong được ghi nhận. Indonesia xếp thứ hai với 6.575 ca nhiễm công bố ngày 19-4 với 582 ca tử vong.
Lào: Sau 7 ngày liên tiếp, Lào không ghi nhận thêm bất cứ trường hợp nào dương tính với virus SARS-CoV-2. Thứ trưởng Bộ Y tế Lào Phouthone Meuangpak cho biết trong 24 giờ qua, nước này không ghi nhận thêm ca nhiễm mới, nâng thời gian không có ca mới lên 7 ngày liên tiếp. Theo ông Phouthone, đến thời điểm hiện tại, Lào vẫn chỉ có 19 ca, trong đó có 2 ca đã được chữa khỏi và xuất viện.
Diễn biến tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam
Theo bản tin của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 lúc 18h00 chiều ngày 19/4 cho biết, không có thêm ca mắc mới COVID-19. Như vậy đã 3,5 ngày trôi qua, số ca mắc vẫn là 268. Trong ngày đã có thêm 2 bệnh nhân khỏi bệnh, hiện chỉ còn 65 ca đang điều trị.
  1. Nguồn:https://vnexpress.net/
    Tổng số ca mắc: 268 trường hợp, trong đó 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%, 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.
  2. Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 62.998, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện 279, cách ly tập trung tại cơ sở khác 11.338, cách ly tại nhà, nơi lưu trú 51.381 người.
Tình hình điều trị theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: Có 2 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu: BN156, BN241.
Tình hình BN188: Sau khi được xuất viện ngày 16/3, bệnh nhân này đã được Bệnh viện Đa khoa Hà Nam bàn giao lại cho Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội và chính quyền địa phương để tiếp tục theo dõi, cách ly tại nhà 14 ngày theo đúng quy định. Ngày 17/4, bệnh nhân ho khan và hơi tức ngực, nên được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội đến lấy mẫu.
Ngày 18/4 xét nghiệm cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2, bệnh nhân đã được chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 để tiếp tục theo dõi. Hiện nay, tình trạng bệnh nhân ổn định, có triệu chứng ho khan nhẹ.
Tình hình điều trị các bệnh nhân nặng:
- Bệnh nhân 91: Tình trạng sức khoẻ của viên phi công người Anh mắc COVID-19 nặng tiếp tục có diễn biến lâm sàng ổn định, bệnh nhân không còn tình trạng chảy máu. Hiện tại bệnh nhân không sốt, mạch huyết áp bình thường, rối loạn đông máu kiểm soát tạm ổn, chức năng phổi có cải thiện, bệnh nhân tiếp tục thở máy và hỗ trợ ECMO. Đặc biệt, kết quả xét nghiệm bằng RT PCR đều âm tính với SARS-CoV-2 ở cả dịch rửa phế quản và dịch mũi họng.
- Bệnh nhân 19: Hiện tỉnh táo, tiếp xúc được, không sốt; xét nghiệm lần gần đây nhất - ngày 15/4 của bệnh nhân này cho kết quả âm tính lần 3 với SARS-CoV-2; bệnh nhân đã dừng vận mạch.
- Bệnh nhân 161: Hiện đang thở máy không xâm nhập, chức năng thận bình thường, gọi hỏi bệnh nhân đã giao tiếp chậm.
Tất cả các bệnh nhân COVID-19 nặng đều được hội chẩn thường xuyên bởi các chuyên gia đầu ngành. Nhờ vậy, các ca bệnh nặng đều được điều trị thành công. Việt Nam là một trong 03 quốc gia trên thế giới có trên 200 trường hợp nhiễm COVID-19 trở lên chưa có trường hợp tử vong.
- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 13 ca.
- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 07 ca.
Bộ Công Thương và công tác phòng, chống dịch COVID-19
Trước đó, Bộ Công Thương đã có các công văn số 361/XNK-NS và số 362/XNK-NS ngày 11 tháng 4 năm 2020 gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để biết và triển khai thực hiện kịp thời.
Nguồn: Tapchicongthuong
Bộ Công Thương cũng đề nghị các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tiếp tục thực hiện nghiêm túc công tác duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu và các trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 30/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan.
Trong quá trình thực hiện hạn ngạch xuất khẩu gạo, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh về Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương (địa chỉ: số 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; bản mềm gửi vào địa chỉ email: linh ntm@moit.gov.vn, phuongpn@moit.gov.vn) để cùng kịp thời trao đổi với các cơ quan hữu quan liên quan thống nhất phương án xử lý.
Trước đó, ngày 10/4/2020, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1106/QĐ-BCT ngày 10 tháng 4 năm 2020 công bố hạn ngạch xuất khẩu gạo trong tháng 4 năm 2020, theo đó hạn ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng gạo (mã HS 10.06) trong tháng 4 năm 2020 là 400.000 tấn. Quyết định này có hiệu lực từ 0 giờ ngày 11 tháng 4 năm 2020. Bộ Công Thương cũng đã có công văn số 2581/BCT-XNK ngày 10 tháng 4 năm 2020 gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để biết và phối hợp triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 2827/VPCP-KTTH.
Theo đề xuất của Bộ Công Thương, tại cuộc họp này Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiến hành đánh giá tình hình xuất khẩu, cơ cấu, sản lượng, nguồn thóc, gạo hàng hóa theo từng chủng loại, mùa vụ trong năm 2020; đánh giá tác động của tình hình xâm nhập mặn tại Đồng bằng Sông Cửu Long và tác động của dịch bênh Covid-19; Tình hình thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.
Bộ Tài chính sẽ đánh giá tình hình biến động giá thóc, gạo nội địa các tháng đầu năm 2020. Phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ thông tin về tình hình dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
Về phía Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Bộ Công Thương đề xuất các đơn vị này đánh giá cụ thể về diện tích, sản lượng, tình hình thu mua, dự trữ lưu thông và tồn kho thóc, gạo trên địa bàn; Tình hình giá thóc, gạo trên địa bàn được giao tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.
Đối với Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Bộ Công Thương đề xuất Hiệp hội đánh giá tình hình cung - cầu thóc, gạo thị trường trong và ngoài nước, nhất là các thị trường xuất khẩu, nhập khẩu lớn; Báo cáo cập nhật tình hình giá thóc, gạo trong nước; giá thóc, gạo xuất khẩu; lượng gạo tồn khi của hội viên Hiệp hội.
Nguồn: Tapchicongthuong
Đồng thời, tại cuộc họp này, Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng cần đưa ra những nhận định về các yếu tố tác động đến khả năng xuất khẩu trong năm 2020 của Việt Nam như: Nguồn cung gạo trong bối cảnh xâm nhập mặn tại Đồng bằng Sông Cửu Long; tác động của dịch bệnh Covid-19 trong ngắn và dài hạn; Tình hình thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.
Riêng các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, tại cuộc họp chiều 26/3, Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp này báo cáo chi tiết, cụ thể tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp mình trong các tháng dầu năm 2020, bao gồm: lượng hợp đồng đã ký kết, lượng đã giao hàng, tình hình tồn kho và thực hiện dự trữ lưu thông; Báo cáo về tình hình thu mua thóc, gạo nguyên liệu phục vụ xuất khẩu trong thời gian qua. Đồng thời, các doanh nghiệp cần đánh giá những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và tình hình xâm nhập mặn đến hoạt động thu mua nguyên liệu sản xuất, chế biến, xuất khẩu của thương nhân; Tình hình thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.
Đoàn kiểm tra liên ngành đi làm việc với các địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ chốt để rà soát, kiểm tra, đánh giá về nguồn cung thóc gạo, tình hình xuất khẩu gạo, thực hiện dự trữ lưu thông và tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo.
Các thành viên Đoàn kiểm tra là đại diện của các Bộ, ngành liên quan gồm: Văn phòng Chính phủ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài chính; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

Nguồn:VITIC Tổng hợp