Tính đến 6h ngày 6/5, thế giới ghi nhận
3.722.692 người nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID -19 do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra, trong đó có
257.896 người tử vong và
1.238.811 trường hợp bình phục.
|
Nguồn: Tuoitre.vn |
Mỹ: Số liệu ghi nhận Mỹ tiếp tục là quốc gia có số người nhiễm bệnh và tử vong do COVID -19 cao nhất thế giới. Trong 24 giờ qua, Mỹ ghi nhận thêm 23.306 ca mắc mới và 2.246 ca tử vong mới, nâng tổng số người nhiễm COVID -19 lên 1.236.141, trong đó, số ca tử vong đã vượt mốc 70.000, lên 72.167 trường hợp.
Chỉ riêng số người tử vong do COVID -19 ở Mỹ đã bằng khoảng 1/2 số ca tử vong toàn châu Âu (144.103) và cao hơn 3,5 lần số ca tử vong của cả châu Á (20.429).
Ngày 5/5, Tổng thống Donald Trump xác nhận kế hoạch sẽ sớm giải tán nhóm đặc nhiệm chống dịch COVID -19 trong bối cảnh nước này đang hướng đến giai đoạn 2, tập trung vào các biện pháp sau dịch, đồng thời khẳng định, cuộc chiến chống COVID -19 vẫn chưa kết thúc.
Tây Ban Nha: Trong khi đó, Bộ Y tế Tây Ban Nha cho biết số ca tử vong mới tại nước này tiếp tục duy trì dưới mức 200 ca trong ngày thứ 3 liên tiếp, khi trong 24 giờ qua ghi nhận thêm 185 ca. Hiện tổng số ca tử vong do COVID -19 tại Tây Ban Nha đã tăng lên 25.428 và số ca nhiễm là 219.329.
Italy:Tại Italy, Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy công bố ghi nhận thêm 1.075 ca nhiễm SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên thành 213.013 người.
Số ca tử vong do COVID -19 tại Italy đã tăng lên 29.315 trường hợp (tăng 236 ca trong 24 giờ), trong khi số ca hồi phục tăng thêm 2.352 lên 98.467 người và còn 1.427 bệnh nhân phải điều trị tích cực, giảm 57 trường hợp.
Ngày 5/5, Văn phòng Thống kê quốc gia Anh thông báo đã có hơn 32.000 người tử vong do mắc COVID -19, mức cao nhất được ghi nhận tại châu Âu.
Pháp: Tình hình dịch COVID -19 tại Pháp, số ca tử vong do nhiễm SARS-CoV-2 đã lên tới 25.531 người (tăng 330 ca trong 24 giờ), bao gồm 16.060 ca ở bệnh viện (tăng 234 ca) và 9.471 ở nhà dưỡng lão và cơ sở y tế xã hội (tăng 96 ca).
Theo cơ quan trên, tính tới ngày 24/4, đã có 29.648 bệnh nhân COVID -19người tử vong tại xứ England và Wales. Tính cả số ca tử vong tại Scotland và Bắc Ireland, tổng số trường hợp không qua khỏi do mắc COVID -19 tại Anh hiện là 32.323 ca, cao hơn cả Italy.
Ban Chỉ đạo phòng chống COVID -19 của LB Nga cho biết, tính đến trưa 5/5, nước này ghi nhận 10.102 ca nhiễm mới tại 83 chủ thể liên bang, nâng tổng số ca mắc lên 155.370. Trong 24 giờ qua, Nga cũng ghi nhận thêm 95 ca tử vong, nâng tổng số trường hợp không qua khỏi lên 1.451. Số bệnh nhân hồi phục đã tăng thêm 1.770 người lên 19.865.
Indonesia: Quan chức Bộ Y tế Indonesia Achmad Yurianto cho biết, ngày 5/5 là ngày có nhiều ca mắc bệnh COVID -19 nhất của nước này, với 484 ca mới, nâng tổng số ca mắc ở quốc gia Đông Nam Á lên thành 12.071 người. Trong khi đó, Indonesia cũng có thêm 8 ca tử vong do mắc COVID -19, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên thành 872 người. Đến nay có 2.197 bệnh nhân mắc bệnh này ở Indonesia đã hồi phục.
Malaysia: Ngày 5/5, Bộ Y tế Malaysia cũng thông báo, nước này có thêm 30 ca mắc COVID -19, nâng tổng số ca mắc lên 6.383 người trong bối cảnh nước này bước sang ngày thứ 2 nới lỏng những hạn chế về đi lại và kinh doanh. Malaysia cũng ghi nhận thêm 1 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong ở đây lên 106 người.
Singapore: Bộ Y tế Singapore ngày 5/5 cho biết ghi nhận thêm 632 ca mắc bệnh COVID -19, nâng tổng số bệnh nhân lên thành 19.410 người.
Philippines: Cùng ngày, Bộ Y tế Philippines cũng thông báo có thêm 199 ca mắc COVID -19, nâng tổng số ca mắc ở đây lên 9.684 người, trong khi có 14 ca tử vong, nâng tổng số ca COVID -19tử vong lên thành 637 người.
Ngày 5/5, Văn phòng Thống kê quốc gia Anh thông báo đã có hơn 32.000 người tử vong do mắc COVID -19, mức cao nhất được ghi nhận tại châu Âu.
Theo cơ quan trên, tính tới ngày 24/4, đã có 29.648 bệnh nhân COVID -19 người tử vong tại xứ England và Wales. Tính cả số ca tử vong tại Scotland và Bắc Ireland, tổng số trường hợp không qua khỏi do mắc COVID -19 tại Anh hiện là 32.323 ca, cao hơn cả Italy.
Diễn biến tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
Tính đến 7h ngày 6/5, Việt Nam đã bước sang ngày thứ 20 không có ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng với tổng số ca mắc duy trì ở 271 trường hợp, trong đó, 232 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
- Nguồn: Baodauthau.vn
- Hiện có 34.097 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly), trong đó có 245 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 10.293 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 23.559 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 23.559
Tính đến 7h ngày 6/5, Việt Nam đã bước sang ngày thứ 20 không có ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng với tổng số ca mắc duy trì ở 271 trường hợp, trong đó, 232 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Hiện có 34.097 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly), trong đó có 245 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 10.293 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 23.559 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 23.559
Bộ Công Thương vào cuộc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu vải tươi lần đầu tiên sang Nhật Bản
Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Sở Công Thương tỉnh Hải Dương và Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang liên quan đến việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu quả vải tươi xuất khẩu lần đầu tiên sang Nhật Bản.
Cụ thể, trong văn bản gửi hai Sở Công Thương Hải Dương và Bắc Giang, Bộ Công Thương cho biết, Bộ Công Thương nhận được công hàm số 02/shouan/333 ngày 20 tháng 4 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF) thông báo không thể cử chuyên gia của Cục Bảo vệ thực vật Nhật Bản sang Việt Nam để kiểm tra, công nhận hệ thống xử lý khử trùng quả vải tươi xuất khẩu của Việt Nam do tác động của dịch bệnh COVID -19. Do vậy, việc xuất khẩu quả vải tươi của Việt Nam lần đầu tiên sang thị trường Nhật Bản sẽ không thể triển khai trong vụ thu hoạch vải năm 2020.
Trước tình hình đó, Lãnh đạo Bộ Công Thương đã có công văn đề nghị đồng chí Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản làm việc với Bộ Nông Nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản để thuyết phục phía Nhật xem xét các giải pháp khác thay cho việc phải cử chuyên gia sang Việt Nam kiểm tra cơ sở khử trùng như (i) tạm thời ủy quyền cho các tổ chức giám định độc lập tại Việt Nam thực hiện việc này trong thời gian trước mắt hoặc (ii) phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện các biện pháp kiểm tra từ xa (kiểm tra trên hồ sơ và kiểm tra thông qua truyền hình trực tiếp các cơ sở khử trùng).
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam cũng đã có công thư gửi Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đề nghị thúc đẩy Bộ MAFF xem xét các biện pháp đặc biệt, sáng tạo trong bối cảnh dịch bệnh COVID -19 để tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu quả vải tươi vào Nhật Bản phù hợp với tinh thần Tuyên bố chung Nhật Bản – ASEAN về Sáng kiến phục hồi kinh tế ứng phó với dịch COVID -19.
Bộ Công Thương đề nghị các Sở nắm bắt thông tin và phổ biến kịp thời cho các đơn vị, doanh nghiệp liên quan. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, địa phương liên quan của cả hai nước để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu quả vải tươi của Việt Nam sang Nhật Bản.
Nguồn:VITIC Tổng hợp