menu search
Đóng menu
Đóng

Tỷ giá ngoại tệ ngày 13/8/2020: USD biến động nhẹ

10:56 13/08/2020

Hôm nay, tỷ giá USD so với VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại ít biến động, tỷ giá trung tâm giảm nhẹ, nhưng trên thị trường tự do không đổi so với hôm qua.

 
Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.215 VND/USD (giảm 2 đồng so với hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN ở mức 22.175 - 23.861 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 6 đồng giá bán.
Tỷ giá USD các ngân hàng thương mại như sau: Ngân hàng Vietcombank giá USD được niêm yết 23.060 – 23.270 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi so với hôm qua ở cả 2 chiều mua bán.
Ngân hàng ACB niêm yết 23.080 – 23.250 VND/USD, không đổi.
Đông Á niêm yết 23.110 - 23.240 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi.
Techcombank niêm yết 23.070 - 23.270 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 3 đồng cả giá mua và giá bán.
Ngân hàng Quốc tế - VIB niêm yết 23.070 - 23.270 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi.
Sacombank niêm yết 23.076 - 23.256 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 1 đồng cả giá mua và giá bán.
Tại Vietinbank, niêm yết 23.077 - 23.267 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 4 đồng cả giá mua và giá bán.
BIDV niêm yết 23.085 - 23.265 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.170 đồng/USD và bán ra 23.200 đồng/USD, không đổi cả 2 chiều mua bán so với hôm qua.
Bảng so sánh tỷ giá ngoại tệ mới nhất hôm nay cập nhật lúc 10h30 có 13 ngoại tệ tăng giá, 2 ngoại tệ giảm giá mua vào. Chiều tỷ giá bán ra có 15 ngoại tệ tăng giá và 7 ngoại tệ giảm giá.
Tỷ giá ngoại tệ 13/8/2020
ĐVT: đồng

Tên ngoại tệ

Mã ngoại tệ

Mua Tiền mặt

Mua chuyển khoản

Bán ra

Đô la Úc

AUD             

16.325,17 (+92,27)

16.454,76 (+92,89)

16.879,43 (+95,03)

Đô la Canada

CAD

17.216,28 (+90,42)

17.340,83 (+91,43)

17.715,52 (+90,47)

Franc Thuỵ Sĩ

CHF

24.626,99 (+118,30)

25.231,47 (+136,96)

25.415,70 (+131,52)

Nhân Dân Tệ

CNY

3.274,25 (+2,36)

3.292,66 (+3,88)

3.404,50 (+4,09)

Krone Đan Mạch

DKK

0

3.609,40 (+16,75)

3.777,91 (+17,13)

Euro

EUR

26.991,22 (+140,78)

27.116,90 (+141,50)

27.811,27 (+142,90)

Bảng Anh

GBP

29.802,51 (+33,02)

30.010,32 (+31,19)

30.549,96 (+30,95)

Đô la Hồng Kông

HKD

2.801,16 (-0,08)

2.934,26 (-0,17)

3.047,48 (-0,05)

Rupee Ấn Độ

INR

0

306,59 (-0,38)

319,15 (-0,39)

Yên Nhật

JPY

212,37 (-0,33)

214 (-0,21)

219,62 (-0,35)

Won Hàn Quốc

KRW

17,44 (+0,03)

18,71 (+0,25)

21,30 (-0,16)

Kuwaiti dinar

KWD

0

75.543,13 (-74,11)

78.507,31 (-77,02)

Ringit Malaysia

MYR

5.190,11 (+13,59)

5.407,75 (+9,43)

5.657,04 (+10,73)

Krone Na Uy

KOK

0

2.531,06 (+19,68)

2.657,72 (+20,93)

Rúp Nga

RUB

0

299,23 (-1,99)

357,19 (-2,11)

Rian Ả-Rập-Xê-Út

SAR

0

6.166,17

6.408,12

Krona Thuỵ Điển

SEK

0

2.616,59 (+16,74)

2.739,66 (+18,53)

Đô la Singapore

SGD

16.611,45 (+32,10)

16.721,39 (+32,39)

17.092,62 (+32,65)

Bạc Thái

THB

691,35 (+1,10)

729,08 (+1,53)

780,43 (+1,28)

Đô la Mỹ

USD

23.078,50 (+1)

23.092,75 (-2,25)

23.261 (+1)

Kip Lào

LAK

0

2,23

2,53

Ðô la New Zealand

NZD

15.021 (+57,50)

15.118,60 (+64,60)

15.419,33 (+60,33)

Đô la Đài Loan

TWD

713,98 (+0,63)

770

836,67 (+0,36)

Riêl Campuchia

KHR

0

5

5

Peso Philippin

PHP

0

467,50

491,50

 

IDR

0

1

1

 

MXN

0

1.039

1.080

 

NGN

0

59

61

 

ZAR

0

1.389

1.445

Tỷ giá USD thế giới quay đầu giảm

USD Index giảm 0,21% xuống 93,405 điểm vào lúc 6h45 (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD tăng 0,1% lên 1,1794. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,09% lên 1,3043.
Tỷ giá USD so với yen Nhật giảm 0,06% xuống 106,83.
Tỷ giá USD trên thị trường quốc tế lại quay đầu giảm do những tranh cãi chưa có dấu hiệu kết thúc về gói kích thích kinh tế của Mỹ. Tuy nhiên, đồng bạc xanh vẫn đang ở mức cao nhất trong 3 tuần so với đồng yen Nhật. Tỷ giá USD so với yen Nhật thường song hành với lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ. Hiện tại, lợi suất trái phiếu kì hạn 10 năm đã tăng lên mức cao nhất trong một tháng.
Lợi suất nợ của Mỹ được cải thiện đã gây áp lực lên đồng yên bằng cách thu hút vốn đầu tư từ Nhật Bản, nơi có lãi suất bằng không. Mặt khác, chỉ số giá tiêu dùng CPI của nền kinh tế lớn nhất thế giới chứng kiến mức tăng mạnh hơn dự kiến. Điều này hỗ trợ sức mạnh đồng bạc xanh so với các tiền tệ chủ chốt khác trong thời gian ngắn.
Dữ liệu cho thấy chỉ số CPI của Mỹ đã tăng 0,6 điểm % trong tháng trước sau khi phục hồi 0,6 điểm % trong tháng 6. Theo đó, nếu không tính đến sự biến động của nhóm ngành lương thực và năng lượng, CPI tháng 7 đã tăng 0,6%, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 1 năm 1991. Mặc dù vậy, trọng tâm chính của thị trường hiện nay là gói kích cầu của chính phủ Mỹ. Các nhà đầu tư mong đợi các nhà hoạch định chính sách sẽ sớm khắc phục sự bế tắc chính trị trong vấn đề hỗ trợ nền kinh tế.
Ngày 12/8, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết Nhà Trắng và các đảng viên Dân chủ trong Quốc hội khó đạt được thỏa thuận về gói kích thích kinh tế nếu không có các cuộc đàm phán liên quan đến vấn đề hỗ trợ hàng chục triệu người Mỹ thất nghiệp.
Theo phân tích của Ronald Simpson, Giám đốc quản lí tiền tệ toàn cầu, các gói kích thích kinh tế đều không phải là điều tốt cho đồng USD về dài hạn. Nếu chính phủ phải in thêm 3,5 nghìn tỉ USD thì đồng bạc xanh sẽ gặp tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Simpson cũng lưu ý rằng sự trì trệ trong các cuộc đàm phán về chính sách viện trợ là một yếu tố kìm hãm đồng tiền Mỹ trong ngắn hạn.
Ở một diễn biến khác, đồng bảng Anh ít biến động mặc dù dữ liệu cho thấy nền kinh tế Anh đã bước vào một cuộc suy thoái sâu rộng. Việc đồng tiền của Anh vẫn giữ được giá trị là nhờ sự hỗ trợ từ các dấu hiệu phục hồi trong tháng 6 của quốc gia này. Bên cạnh đó, đồng đô la New Zealand ổn định ở mức 0,6576 đổi một USD sau khi Ngân hàng trung ương của nước này giữ nguyên lãi suất, nhưng đã gây bất ngờ cho thị trường khi mở rộng chương trình mua trái phiếu và gia tăng khả năng áp dụng chính sách lãi suất âm, theo tin tổng hợp từ Reuters.

Nguồn:VITIC