menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa thế giới sáng 18/5: Giá vàng giảm sâu, ngũ cốc tăng, xăng dầu hồi phục

10:30 18/05/2011

Thị trường hàng hóa thế giới đang trong giai đoạn biến động mạnh, trái chiều. Vàng tiếp tục giảm sâu, lùi xa mức 1.500 USD/ounce. Dầu giảm xuống mức thấp nhất 12 tuần vào phiên đóng cửa 17/5 trên thị trường thế giới (rạng sáng 18/5 giờ Việt Nam), nhưng đã hồi phục nhẹ trở lại khoảng 2 tiếng sau đó. Ngũ cốc tiếp tục tăng giá bởi lo ngại thời tiết xấu.
  
  
    * Vàng sắp chạm sàn 1.450 USD/oz
    * Lúa mì và ngô tăng giá 5% trong 2 phiên giao dịch
    * Dầu thô hồi phục từ mức thấp nhất 12 tuần
    * Ngũ cốc tiếp tục tăng giá

(VINANET) - Thị trường hàng hóa thế giới đang trong giai đoạn biến động mạnh, trái chiều. Vàng tiếp tục giảm sâu, lùi xa mức 1.500 USD/ounce. Dầu giảm xuống mức thấp nhất 12 tuần vào phiên đóng cửa 17/5 trên thị trường thế giới (rạng sáng 18/5 giờ Việt Nam), nhưng đã hồi phục nhẹ trở lại khoảng 2 tiếng sau đó. Ngũ cốc tiếp tục tăng giá bởi lo ngại thời tiết xấu.

Giá vàng giao ngay trên thị trường New York sáng nay giảm xuống chỉ 1.482,60 USD/oz sau 3 phiên giảm giá liên tiếp do các số liệu về sản xuất và xây dựng nhà của Mỹ cho thấy kết quả yếu kém, làm dấy lên nỗi lo kinh tế nước này sẽ tăng trưởng chậm lại trong thời gian tới. Như vậy vàng đã giảm 17% khỏi mức cao kỷ lục 5 tháng rưỡi đạt được vào đầu tháng 5. Tuy nhiên, mức hiện nay vẫn trong khoảng cao nhất trong năm. Dự báo mốc tiếp theo của giá vàng sẽ chỉ là 1.456 USD/oz.

Dầu thô trên thị trường New York phiên đóng cửa đã giảm xuống mức thấp nhất 12 tuần, 96,91 USD/thùng, nhưng đã nhích trở lại mức 97,69 USD vào sáng nay.

Dự trữ dầu tho của Mỹ tăng 2,7 triệu thùng trong tuần qua, trong khi dự trữ xăng giảm 676.000 thùng, và dự trữ các sản phẩm chưng cất giảm 2,8 triệu thùng, theo thống kê của Viện Dầu mỏ Mỹ.

Tại London, dầu Brent kỳ hạn tháng 7 cũng nhích lên 110,43 USD/thùng.

Sản xuất của Mỹ theo thông báo chính thức đã giảm 0,4% trong tháng 4, là tháng thứ 9 liên tiếp giảm, do nguồn cung phụ tùng ô tô bị gián đoạn bởi động đất ở Nhật bản.

Tính từ mức đỉnh cao của giá dầu cho tới lúc này, dầu đã mất giá 15%.

Dự báo giá dầu WTI sẽ tăng trở lại mức 100 USD/thùng, còn dầu Brent sẽ lên mức 112,50 USD/thùng.

Thị trường chứng khoán Mỹ cũng giảm điểm mạnh, với các chỉ số Dow Jones và S&P 500 giảm phiên thứ 3 liên tiếp, do thất vọng về các số liệu từ Wal-Mart và Hewlett-Packard.

Euro nhích lên chút ít so với USD sáng nay sau nhiều ngày giảm mạnh, song vẫn trong tình trạng không ổn định do những lo ngại liên quan tới nợ của Hy Lạp.

Chỉ số 19 nguyên liệu Reuters-Jefferies CRB phiên đóng cửa 17/5 giảm.

Đồng vững giá giá sau khi giảm trong 4 phiên giao dịch trước. Lo ngại về triển vọng kinh tế Mỹ tiếp tục ảnh hưởng tới thị trường kim loại.

Trung Quốc thông báo sẽ tăng giá điện ở các tính miền trung là Hunan và Jiangxi, có nguy cơ làm giảm sản lượng của một số nhà máy luyện kim ở khu vực này.

Đồng giảm giá 5% từ đầu tháng 5 tới nay, trong khi thiếc giảm giá 13%, chủ yếu do lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu.

Ngũ cốc tăng giá trong 2 ngày qua, do lo ngại về thời tiết xấu. Tuy nhiên, so với đầu tháng 5, lúa mì vẫn thấp hơn khoảng 5%.

Ngoài vấn đề lũ lụt ở Mississippi, ngũ cốc Mỹ còn chịu ảnh hưởng bởi thời tiết khô ở các vùng Texas, Oklahoma và southern Kansas, và hạn hán ở Pháp.

Việc USD tăng giá mạnh so với rổ các đồng tiền chủ chốt gần đây khiến cho các nhà đầu tư lo ngại về triển vọng kinh tế Mỹ và thế giới.

Đường và cà phê cũng tăng giá. Đường tăng 4 phiên liên tiếp – chuỗi ngày tăng dài nhất trong hơn 3 tháng, do lo ngại sản lượng sụt giảm ở Brazil sẽ làm giảm lượng dư cung trên toàn cầu.

Ngoài ra, việc giá giảm sâu cũng hấp dẫn người mua vào.

Sản lượng mía đường ở các vùng sản xuất chính của Brazil đã giảm 69% xuống còn 795.000 tấn trong niên vụ bắt đầu thu hoạch từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 4 vừa qua.

Tổ chức Đường Quốc tế trong khi đó dự báo sản lượng đường thế giới sẽ vượt nhu cầu 779.000 tấn trong niên vụ 2010/11 bắt đầu từ tháng 10 năm nay.

Trên thị trường cà phê, thiếu cung trầm trọng loại chất lượng cao arabica đã đưa chênh lệch giữa loại này với robusta tăng lên mức cao kỷ lục kể từ 2008 là 1,89 USD/lb hồi đầu tháng, song nay đã giảm trở lại mức 1,6 USD/lb.

Nhu cầu cà phê thế giới đang tăng nhanh hơn ở các nền kinh tế đang phát triển – nơi người tiêu dùng chuộng cà phê robusta hơn, loại đựơc dùng để trộn với arabica hoặc để chế biến cà phê hoà tan. Nhiều thương nhân nhận xét điều này có thể dẫn đến nguồn cung bấp bênh hơn trong vụ tới, đặc biệt là mưa đang đe doạ sản lượng của Indonesia và dịch bệnh tấn công cây cà phê của Việt Nam.

Giá cao su physical đã giảm trên 20% kể từ khi đạt kỷ lục cao lịch sử 6,40 USD hồi tháng 2, do hoạt động bán ra tại Sở giao dịch Hàng hóa Tokyo và lo ngại về nhu cầu giảm từ Trung Quốc bởi chính sách thắt chặt tiền tệ. Cao su STR20 Thái Lan kỳ hạn tháng 6/tháng 7 giao dịch ở mức 4,50-4,55 USD/kg, với khách hàng chuyển hướng sang loại cao su RSS3 của Thái Lan – chào giá khoảng 5 USD. Cao su SIR20 của Indonesia kỳ hạn tháng 6 là 4,50 USD/kg, còn cao su SMR20 của Malaysia là 4,56 USD/kg. Trong khi đó cao su tại các kho dự trữ của Trung Quốc có giá 4,5 USD/kg.

Lúc này, nhu cầu mua cao su physical trên thị trường châu Á chủ yếu đến từ các hãng sản xuất lốp xe lớn. Một số chuyến tàu chở cao su Malaysia và Indonessia -loại dùng sản xuất lốp xe- được giao trong tuần qua.

Khách hàng Trung Quốc chuyển hướng sang sử dụng cao su dự trữ bởi giá rẻ hơn cao su nhập khẩu.

Dự trữ cao su tại các kho ở Thanh Đảo (Trung Quốc) hiện lên tới 200.000 tấn, cao hơn rất nhiều so với mức thông thường khoảng 150.000 – 170.000 tấn. Tại Sở giao dịch Kỳ hạn Thượng Hải, dự trữ cao su cũng tăng 19,5% trong tuần qua, lên 14.161 tấn.

Sau khi liên tiếp tăng tỷ lệ lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở các ngân hàng, Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục thắt chặt tiền tệ hơn nữa để ngăn chặn lạm phát – vẫn đang quá nóng.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/-(%)

+/-(so theo năm)

Dầu thô WTI

USD/thùng

97,13

-0,24

-0,3%

6,3%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

110,25

-0,59

-0,5%

 16,4%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

4,182

 -0,136

-3,1%

 -5,1%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1480,00

 -10,60

-0,7%

4,1%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1483,30

-5,90

-0,4%

4,5%

Đồng New York

US cent/lb

 399,85

 0,80
 0,2%
-10,1%
Đồng LME 
USD/tấn
 8799,00
 -40,00
-0,5%
 -8,3%
Dollar
 
 75,389
 -0,081
-0,1%
 -4,6%
CRB
 
336,480
 -0,300
-0,1%
1,1%
Ngô Mỹ
 US cent/bushel
720,25
22,75
 3,3%
 14,5%
Đậu tương Mỹ
 US cent/bushel
 1341,00
14,50
 1,1%
 -3,8%
Lúa mì Mỹ
US cent/bushel
764,00
27,50
 3,7%
 -3,8%
Cà phê Mỹ
 US cent/lb
 265,10
 1,10
 0,4%
 10,2%
Cacao Mỹ
USD/tấn
2980,00
 -26,00
-0,9%
 -1,8%
Đường Mỹ
US cent/lb
21,93
 0,16
 0,7%
-31,7%
Bạc Mỹ
 USD/ounce
 33,491
 -0,641
-1,9%
8,3%
Bạch kim Mỹ
USD/ounce
1761,00
 1,00
 0,1%
 -1,0%
Palladium Mỹ
USD/ounce
 714,25
 0,75
 0,1%
-11,1%
(T.H- Tổng hợp)