menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa thế giới sáng 21/7: Giá dầu và vàng bật lên

09:55 21/07/2011

Giá vàng thế giới sáng nay tăng trở lại do lo ngại vấn đề nợ châu Âu và Mỹ không được giải quyết như mong đợi, khiến các nhà đầu tư lại tìm tới vàng như nơi trú ẩn an toàn nhất. Tuy nhiên, với nguyên nhân trái ngược, dầu tăng giá bởi một số nhà đầu tư lạc quan về triển vọng giải quyết nợ nần của hai cường quốc trên.
  
  

(VINANET) – Giá vàng thế giới sáng nay tăng trở lại do lo ngại vấn đề nợ châu Âu và Mỹ không được giải quyết như mong đợi, khiến các nhà đầu tư lại tìm tới vàng như nơi trú ẩn an toàn nhất. Tuy nhiên, với nguyên nhân trái ngược, dầu tăng giá bởi một số nhà đầu tư lạc quan về triển vọng giải quyết nợ nần của hai cường quốc trên.

Mặc dù vậy, chỉ số giá 19 nguyên liệu CRB Reuters-Jefferies vẫn giảm 0,8% sau khi tăng khá mạnh trong phiên giao dịch trước.

Dầu ở cả hai thị trường London và New York đều tăng giá với hy vọng Châu Âu và Mỹ sẽ giải quyết được vẫn đề nợ. Dầu thô ngọt nhẹ kỳ hạn tháng 8 tại New York giá nhảy lên 98,14 USD/thùng, tăng 64 US cent, trong khi dầu Brent tại London tăng phiên thứ 2 liên tiếp, với hợp đồng kỳ hạn tháng 9 giá tăng lên 118,15 USD/thùng, tăng 1,09 USD.

Vàng giao ngay giá tăng lên 1.596,09 USD/ounce. Phiên giao dịch trước, vàng đã giảm giá sau khi lập kỷ lục cao 1.609,51 USD/ounce.

Châu Âu đang cố gắng giải quyết vấn đề nợ Hy Lạp với gói cứu trợ 110 tỷ euro để ngăn sự lây lan sang Italia và các quốc gia khác trong khu vực.

Lãnh đạo cao cấp các chỉnh phủ sẽ họp trong ngày hôm nay, 21/7, lần thứ 2 trong tháng nhằm phá vỡ bế tắc trong vấn đề giải cứu Hy Lạp, vốn đang gây lo ngại lớn cho nhà đầu tư.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, khủng hoảng nợ Hy Lạp có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới phần còn lại của châu Âu ngay cả khi ngăn được vỡ nợ.
Theo báo cáo kinh tế Eurozone của IMF, cả Ủy ban châu Âu (EC) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đều cho rằng việc vỡ nợ hay một biến cố tín dụng có thể sẽ lây lan tới các nền kinh tế chủ chốt của khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone) với những hậu quả kinh tế nghiêm trọng.
Bất chấp những nỗ lực điều chỉnh và hỗ trợ từ các quốc gia thành viên Eurozone và ECB, những người tham gia thị trường vẫn không bị thuyết phục bởi một giải pháp bền vững trong tầm tay, IMF cho biết.

Đồng giảm giá phiên đầu tiên sau 4 phiên tăng do lo ngại về nợ nần. Giá đồng đã giảm 3,2 US cent xuống 4,4360 USD/lb.

Ngô Mỹ vừa qua phiên giảm giá mạnh nhất trong vòng 2 tuần rưỡi, bởi dự báo thời tiết lạnh hơn ở Mỹ xua tan nỗi lo sợ rằng nóng bức sẽ gây hại mùa màng.

Ngô kỳ hạn tháng 9 tại Chicago giá giảm 10 US cent hay 1,4% xuống 6,88 USD/bushel.

Lúa mì là một trong số ít loại ngũ cốc tăng giá, bởi lượng mua mạnh khi USD giảm. Lúa mì kỳ hạn tháng 9 giá tăng 3-1/2 US cent hay 0,5% lên 6,97 USD/bushel, là phiên thứ 2 liên tiếp tăng.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/-(%)

+/-(so theo năm)

Dầu thô WTI

USD/thùng

98,09

 0,64

 0,7%

7,3%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

118,13

 1,07

 0,9%

 24,7%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

4,500

 -0,033

-0,7%

2,2%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1599,79

11,94

 0,8%

 12,7%

Đồng Mỹ

US cent/lb

 443,60

-3,20

-0,7%

 -0,2%

Đồng LME

USD/tấn

 9755,00

 -85,00

-0,9%

1,6%

Dollar

 

 74,799

 -0,422

-0,6%

 -5,4%

CRB

 

346,280

 -0,260

-0,1%

4,1%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

688,00

 -10,00

-1,4%

9,4%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1378,25

-1,00

-0,1%

 -1,1%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

697,00

 3,50

 0,5%

-12,2%

Cà phê Mỹ

 US cent/lb

 243,40

-0,45

-0,2%

1,2%

Cacao Mỹ

USD/tấn

3183,00

19,00

 0,6%

4,9%

Đường Mỹ

US cent/lb

28,92

 0,14

 0,5%

-10,0%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 39,558

 -0,663

-1,6%

 27,9%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1776,10

-0,20

 0,0%

 -0,1%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 793,65

-4,65

-0,6%

 -1,2%

(T.H – Reuters)