menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa thế giới sáng 22/7: Vàng, lúa mì và đồng giảm giá

09:51 22/07/2011

Giá hàng hóa thế giới quay đầu giảm mạnh vào lúc đóng cửa phiên giao dịch vừa qua, với lúa mì giảm giá mạnh nhất trong vòng 3 tuần, và đồng cũng giảm ngày thứ 2 liên tiếp, kéo chỉ số giá hàng hóa giảm mặc dù dầu thô Mỹ và chứng khoán tăng giá.
  
  

(VINANET) – Giá hàng hóa thế giới quay đầu giảm mạnh vào lúc đóng cửa phiên giao dịch vừa qua, với lúa mì giảm giá mạnh nhất trong vòng 3 tuần, và đồng cũng giảm ngày thứ 2 liên tiếp, kéo chỉ số giá hàng hóa giảm mặc dù dầu thô Mỹ và chứng khoán tăng giá.

Chỉ số 19 nguyên liệu CRB Reuters-Jefferies giảm 0,3% chủ yếu do vàng và đồng giảm giá mạnh. Ngũ cốc cũng đồng loạt giảm giá.

Euro tăng lên mức cao kỷ lục 2 tuần so với USD sau khi tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho biết sự đồng thuận của các nhà lãnh đạo châu Âu về hỗ trợ tài chính giải quyết nợ nần của Hy Lạp là động thái mang tính lịch sử, tạo ra "sự khởi đầu cho Quỹ Tiền tệ châu Âu," và thông qua cuộc khủng hoảng nợ này việc quản lý kinh tế sẽ được tăng cường. Giới chuyên gia cũng bày tỏ hy vọng sẽ có những biện pháp tiến gần hơn tới sự hợp nhất về kinh tế và tài chính của khối sau hội nghị thượng đỉnh nói trên.

Hội nghị Thượng đỉnh bất thường của nguyên thủ quốc gia và các nhà lãnh đạo chính phủ 17 quốc gia thành viên khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã bế mạc ngày 21/7 với những quyết định quan trọng được đưa ra nhằm giải cứu Hy Lạp khỏi cuộc khủng hoảng nợ công đang có nguy cơ đe dọa sự tồn tại của khối.

Chứng khoán phố Wall tăng giá lên mức cao kỷ lục, phản ứng sau việc euro tăng giá, và triển vọng kinh doanh quý của Morgan Stanley khả quan hơn dự kiến.

Lạc quan về việc chính phủ Mỹ sẽ giải quyết ổn thỏa việc nâng trần nợ công đúng thời hạn 2/8 cũng gây phấn chấn cho các nhà đầu tư.

Thị trường chứng khoán tăng mạnh trở lại, với chỉ số S&P tăng tới 1,5%.

Các nhà lập pháp Mỹ đã cố gắng để phá vỡ bế tắc về nâng trần nợ trước thời hạn 2/8. Trước đó, đã có một số dầu hiệu tiến bộ khi Nhà Trắng và các lãnh đạo trong Quốc hội đã phác thảo một thoả thuận giảm thâm hụt ngân sách để ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ và hạ cấp tín dụng.

Tuy nhiên, lo ngại về các yếu tố cung cầu đè nặng lên thị trường ngũ cốc, và lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc giảm phủ bóng mây lên thị trường đồng.

Ba loại ngũ cốc chính giao dịch trên thị trường Mỹ - lúa mì, ngô và đậu tương, mỗi thứ chiếm 6%, hay tổng cộng chiếm 18% sức nặng của chỉ số CRB. Đồng cũng chiếm 6%. Những hàng hóa này giảm giá, cùng chiều với cà phê và cacao, bù lại cho việc giá dầu thô Mỹ tăng (dầu thô Mỹ chiếm 23% sức nặng của CRB).

Lúa mì Mỹ giảm giá 2,8%, mức giảm mạnh nhất trong 3 tuần, với hợp đồng kỳ hạn giao tháng tới giảm xuống dưới 6,78 USD/bushel. Các thương gia cho biết áp lực giảm giá cũng thấy ở thị trường ngô, và nhu cầu đối với lúa mì Mỹ thấp trên toàn thế giới, với lwongj bán xuất khẩu thấp nhất 7 tuần, sau khi Nga trở lại thị trường xuất khẩu.

Ngô giảm giá ngày thứ 2 liên tiếp, giảm 1,3% xuống dưới 6,8 USD/bushel, do dự báo thời tiết sẽ tiến triển tốt.

Giá đồng giảm trên 1% tại New York và London bởi các thương gia phản ứng sau số liệu sản xuất yếu kém của Trung Quốc, nước nhập khẩu kim loại cơ bản hàng đầu thế giới.

Lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc tháng 7 giảm lần đầu tiên, khiến các đối tác thương mại chính lo ngại về sự tăng trưởng bền vững của Trung Quốc.

Giá đồng kỳ hạn 3 tháng giảm 70 USD xuống 9.685 USD/tấn.

Trên thị trường dầu, dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ giá tăng 73 US cent lên 99,13 USD/thùng. Từ đầu tháng 7 tới nay, giá dầu thô ngọt nhẹ dao động trong khoảng 93 đến 99 USD/thùng.

Dầu Brent tại London giảm giá 0,5% xuống dưới 118 USD/thùng.

Giá vàng sụt giảm mạnh sau khi có dấu hiệu tiến bộ về giải quyết nợ ở châu Âu và Mỹ. Giới đầu tư đã chuyển sang các loại tài sản rủi ro.

Giá vàng đã chịu nhiều áp lực sau khi Nhà Trắng cho biết đã có cách để giải quyết thâm hụt ngân sách. Giá bạc cũng đã giảm hơn 5% khi dự thảo kết luật của hội nghị thượng đỉnh hôm thứ Năm cho thấy các nhà lãnh đạo khu vực đồng euro đã tăng thêm quyền hạn mới cho Quỹ  ổn định tài chính châu Âu, để chống lây lan nợ.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/-(%)

+/-(so theo năm)

Dầu thô WTI

USD/thùng

99,22

 0,82

 0,8%

8,6%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

117,90

-0,25

-0,2%

 24,4%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

4,395

 -0,105

-2,3%

 -0,2%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1587,00

-9,90

-0,6%

 11,7%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1590,64

-9,46

-0,6%

 12,1%

Đồng Mỹ

US cent/lb

 438,35

-5,25

-1,2%

 -1,4%

Đồng LME

USD/tấn

 9680,00

 -75,00

-0,8%

0,8%

Dollar

 

 74,022

 -0,770

-1,0%

 -6,3%

CRB

 

345,270

 -1,010

-0,3%

3,7%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

679,25

-8,75

-1,3%

8,0%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1380,25

 2,00

 0,2%

 -1,0%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

677,25

 -19,75

-2,8%

-14,7%

Cà phê Mỹ

 US cent/lb

 240,80

-2,60

-1,1%

0,1%

Cacao Mỹ

USD/tấn

3172,00

 -11,00

-0,3%

4,5%

Đường Mỹ

US cent/lb

29,85

 0,93

 3,2%

 -7,1%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 38,947

 -0,611

-1,5%

 25,9%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1787,80

11,70

 0,7%

0,5%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 809,00

15,35

 1,9%

0,7%

(T.H – Reuters)