menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa thế giới sáng 24/6: Dầu và vàng giảm mạnh

09:43 24/06/2011

Giá hàng hóa thế giới giảm mạnh vào rạng sáng nay, khiến chỉ số 19 nguyên liệu CRB Reuters-Jefferies giảm 7,7 điểm tương đương 2,28%.
  
  

(VINANET) – Giá hàng hóa thế giới giảm mạnh vào rạng sáng nay, khiến chỉ số 19 nguyên liệu CRB Reuters-Jefferies giảm 7,7 điểm tương đương 2,28%.

Cung dầu mỏ sẽ tăng mạnh sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế thông báo sẽ xuất ra 60 triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lượng, khiến giá dầu giảm mạnh. Các thị trường khác cũng giảm giá sau thông tin kinh tế yếu kém của Mỹ và đồng USD tăng giá.

Dầu giảm giá 6% xuống mức thấp kỷ lục 4 tháng sau khi các nước tiêu thụ hàng đầu thế giới cho biết họ sẽ cùng nhau xấu dầu dự trữ ra, là lần thứ 3 xuất từ trước tới nay.

Dầu Brent giảm trên 8 USD xuống mức thấp kỷ lục 4 tháng là 107,26 USD/thùng vào lúc rạng sáng nay.

Tuy nhiên chỉ vài giờ sau đó, dầu Brent nhích lên chút ít, thêm 1,1 USD lên 108,36 USD/thùng.

Dầu thô ngọt nhẹ tại Mỹ giảm 4,39 USD xuống 91,02 USD/thùng, thấp hơn 20% so với mức cao kỷ lục sau năm 2008 là 114 USD/thùng đạt được vào đầu tháng 5.

Vàng hồi phục nhẹ vào 9h sáng nay sau khi giảm 2% vào lúc rạng sáng, do USD giảm giá trở lại khi có tin Hy Lạp đạt được một thỏa thuận với các nhà cho vay quốc tế về kế hoạch khắc khổ. Nhưng các thương gia vẫn đang theo dõi sát sao thị trường tiền tệ.

Lúc 9h, giá vàng giao ngay nhích lên 0,2% tại New York trở lại mức 1.524,26 USD/thùng, sau khi giảm 2% chỉ vài giờ trước đó – mức giảm mạnh nhất trong vòng hơn 2 tháng, bởi số liệu về thất nghiệp ở Mỹ đáng thất vọng đẩy USD tăng giá vào thời điểm đóng cửa phiên giao dịch, khoảng 5h sáng nay.

Nỗi lo về nhu cầu ảnh hưởng nặng nề nhiều các thị trường khác. Đồng, cacao và đậu tương giảm giá khá mạnh.

Cao su tại Tokyo giảm giá vào lúc sáng nay, với hợp đồng kỳ hạn tháng 11 giảm 3 Yen hay 0,8% xuống 357,4 Yen/kg. Cao su kỳ hạn tháng 9 ở Thượng Hải giảm 300 NDT hay 0,9% xuống 32.090 NDT (4.965,29 USD)/tấn.

Euro đang hồi phục nhanh từ mức thấp kỷ lục 1 tuần trên thị trường châu Á vào sáng nay, sau khi có thông báo Hy Lạp đạt được thỏa thuận về điều kiện vay tiền.

Đêm qua, Chính phủ Hi Lạp đã thông qua kế hoạch ngân sách khắc khổ 2011-2015 nhằm đáp ứng những điều kiện do Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra để nhận được gói cứu trợ gần 160 tỉ USD từ các tổ chức này.

Theo đó, Chính phủ Hi Lạp sẽ cắt giảm khoản 28,4 tỉ euro (40,8 tỉ USD) trong năm năm (2011-2015) cùng với việc thực hiện các chính sách tăng thuế, giảm chi tiêu công và tư nhấn hóa nhiều điều kiện của các nhà cho vay quốc tế đặt ra.

Ngân sách năm 2011 của Hi Lạp sẽ giảm từ mức 9,4% xuống còn 7,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong ba năm tiếp theo, nước này cam kết sẽ giảm thâm hụt xuống còn 3%. Các lĩnh vực bị cắt giảm trong kế hoạch thắt lưng buộc bụng lần này tập trung vào các ngành như y tế, giáo dục, công trình công cộng như đường sắt và một số ngành vận tải khác.

Thủ tướng Hi Lạp Georges Papandréou nhấn mạnh kế hoạch trên cho thấy Chính phủ Hi Lạp đang quyết tâm thực hiện những biện pháp cấp bách và cần thiết để kiểm soát khoản nợ công khổng lồ và đưa nước này thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.

Ông Papandréou sẽ đệ trình kế hoạch này lên Hội nghị cấp cao liên minh châu Âu diễn ra vào hai ngày 23 và 24-6-2011 tại Brussels (Bỉ). Kế hoạch ngân sách khắc khổ trên được thông qua chỉ vài giờ sau khi Chính phủ Hi Lạp vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội vào sáng 22-6.

Ủy ban châu Âu và các nước khác đánh giá cao quyết định trên của Hi Lạp, động thái này đã đánh dấu một bước quan trọng trong vấn đề giải quyết khủng hoảng ở Hi Lạp. Trước đó, AFP dẫn lời chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ Ben Bernanke cảnh báo khủng hoảng kinh tế của Hi Lạp không chỉ đe dọa đến khu vực đồng tiền chung euro mà còn có thể gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống tài chính toàn cầu.

Kết quả thăm dò dư luận mới nhất cho biết phần lớn người dân Hi Lạp ủng hộ chính phủ nước này có các biện pháp khắc phục khủng hoảng nợ, song họ cho rằng vấn đề quan trọng là tìm cách ngăn chặn nguồn gốc gây ra khủng hoảng chứ không phải cắt giảm các khoản phúc lợi xã hội của người dân.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/-(%)

+/-(so theo năm)

Dầu thô WTI

USD/thùng

91,02

 4,39

 1,2%

0,8%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

108,36

-6,95

-6,1%

 14,6%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

4,193

0,000

 0,0%

 -4,8%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1524,26

 -28,64

-2,1%

6,9%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1522,49

 1,79

 0,1%

7,3%

Đồng Mỹ

US cent/lb

 403,90

-4,90

-1,2%

 -9,2%

Đồng LME

USD/tấn

 8959,85

 -55,15

-0,6%

 -6,7%

Dollar

 

 75,204

0,421

 0,6%

 -4,8%

CRB

 

330,210

 -7,700

-2,3%

 -0,8%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

680,50

 3,00

 0,4%

8,2%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1317,75

 -12,50

-0,9%

 -5,5%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

649,00

10,75

 1,7%

-18,3%

Cà phê Mỹ

 US cent/lb

 247,70

 3,95

 1,6%

3,0%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2986,00

 -54,00

-1,8%

 -1,6%

Đường Mỹ

US cent/lb

27,58

 0,35

 1,3%

-14,1%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 35,002

 -1,737

-4,7%

 13,1%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1694,50

 -57,90

-3,3%

 -4,7%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 741,55

 -27,30

-3,6%

 -7,7%

(T.H – Tổng hợp từ Reuters)