menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa thế giới sáng 28/6: Đồng loạt hồi phục do USD giảm

10:08 28/06/2011

Giá vàng, dầu, kim loại và cao su đồng loạt hồi phục vào sáng nay, được hậu thuẫn bởi USD giảm giá khi Euro tăng trong niềm hy vọng rằng quốc hội Hy Lạp sẽ thông qua chương trình khắc khổ để tránh vỡ nợ.

(VINANET) – Giá vàng, dầu, kim loại và cao su đồng loạt hồi phục vào sáng nay, được hậu thuẫn bởi USD giảm giá khi Euro tăng trong niềm hy vọng rằng quốc hội Hy Lạp sẽ thông qua chương trình khắc khổ để tránh vỡ nợ.

Đồng USD giảm giá hậu thuẫn giá vàng. Vàng giao ngay sáng nay tăng giá 0,3% lên 1.500,25 USD/ounce từ mức thấp kỷ lục 5 tuần là 1.490,30 USD/ounce.

Vàng kỳ hạn tại New York cũng tăng 0,3% lên 1.501,10 USD/ounce.

Kinh tế Mỹ tiếp tục có những dấu hiệu suy thoái, khi chi phí tiêu dùng không tăng trong tháng 5, và là tháng đầu tiên ngừng tăng trong vòng 10 tháng.

Dầu thô sáng nay cũng tăng theo giá vàng nhờ triển vọng khả quan hơn trong việc giải quyết nợ Hy Lạp.

Dầu thô ngọt nhẹ (WTI) tăng giá thêm 50 US cent trở lại 91,11 USD/thùng, trong khi dầu Brent tăng 64 US cent lên 106,63 USD/thùng.

Dự trữ dầu thô của Mỹ giảm trong tuần qua do nhu cầu lọc dầu vẫn cao và nhập khẩu chắc chắn sẽ giảm sau khi tăng vào tuần trước đó.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tuần qua tuyên bố xuất kho giúp Mỹ hơn 60 triệu thùng dầu nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng, đồng thời hạ giá dầu thế giới. Thực tế lại không như mong đợi, giá dầu lần này chỉ giảm 9 USD xuống 105,21 USD một thùng trong 2 ngày. Trong khi đó, đợt xả kho hồi bão Katrina đổ bộ vào Mỹ năm 2005 đã khiến giá giảm ngay lập tức 30%.

Giới phân tích cho rằng động thái này của IEA nhằm chứng minh cho OPEC thấy thế giới không chỉ có duy nhất một nguồn cung có thể thay đổi giá dầu. Tuy nhiên việc này cũng kéo theo những lo ngại về mối quan hệ giữa IEA và OPEC sẽ trở nên căng thẳng hơn.

Amrita Sen, nhà phân tích của Ngân hàng đầu tư Barclays (Anh) tin rằng hành động của IEA sẽ có kết quả trái với mong đợi nếu Arập Xêút cắt giảm sản lượng xuống 1 triệu thùng một ngày. Các ý kiến trái ngược lại cho rằng IEA đang ngầm giúp Arập Xêút và các quốc gia vùng vịnh láng giềng. Nhưng tất cả đều có nhận định chung rằng việc làm của IEA sẽ chọc giận những thành viên OPEC như Iran, Nigeria và Venezuela, những nước vốn không có khả năng tăng sản lượng để hạ giá dầu.

Chuyên gia kinh tế Caroline Bain của Tạp chí The Economist nói: "Những tác động tức thì của lần xả kho dự trữ này từ IEA sẽ làm giá dầu đi xuống, nhưng về lâu dài sẽ làm tăng giá dầu. Dự trữ thì có giới hạn và không thể lúc nào cũng xuất kho được".

Các nhà phân tích từ Ngân hàng Merrill Lynch (Mỹ) cũng tin rằng việc xuất kho sẽ làm tăng giá về sau, đồng thời cho rằng: "Trong 5 năm tới, mọi diễn biến có liên quan đến giới hạn nguồn cung dầu thế giới đều đồng nghĩa với giá dầu tăng. Vì thế, nếu Lybia không trở lại như bình thường sớm thì thị trường dầu sẽ còn thắt chặt đáng kể vào năm 2012".

Nói cách khác, IEA đang tìm cách giữ cơn sóng giá dầu sau khi OPEC từ chối tăng sản lượng, bỏ mặc những áp lực của các nước tiêu thụ dầu phương Tây và hành động này của IEA dường như càng làm nỗi lo về nguồn cung dầu lớn hơn.

Trên thị trường kim loại, đồng cũng tăng giá nhờ hy vọng vào các biện pháp giải cứu Hy Lạp.

Đồng kỳ hạn 3 tháng tại London sáng nay tăng 0,4% lên 9.005 USD/tấn, sau khi giảm 0,8% trong phiên giao dịch trước.

Đồng kỳ hạn tháng 9 tại Thượng Hải giá tăng 0,8% lên 67.340 NDT/tấn, sau khi giảm 1,5% phiên giao dịch trước đó.

Cao su cũng tăng giá theo xu hướng chung, tăng 2,2% từ mức thấp nhất 3 tháng rưỡi chiều qua.

Sáng nay cao su tại Tokyo tăng 7,5 yen hay 352,5 yen/kg. Chiều qua, cao su tại Tokyo đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 3 tháng rưỡi -344 yen/kg- khi có thông tin nguồn cung gia tăng từ các nước sản xuất lớn và lo ngại triển vọng hồi phục kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nợ châu Âu. Dự trữ cao su tại Thượng Hải đã tăng 8,9% trong tuần qua, lên 13.007 tấn.

Nguồn cung cao su Thái lan đang hồi phục dần sau giai đoạn gián đoạn do mưa. Trong khi đó, các thương gia bắt đầu lo ngại về triển vọng nhu cầu, khi mà vấn đề nợ công ở khu vực đồng euro ngày càng đáng báo động. Những điều này đã tác động xấu tới giá cao su Tokyo hơn mức dự kiến.

Reuters dẫn lời một thương gia ở trung tâm cao su Hai Yai ở miền nam Thái Lan cho biết cung từ Thái Lan – nước sản xuất và xuất khẩu lớn nhất thế giới – sẽ tăng hơn nữa vào tháng 7, khi mưa ngừng hẳn, cho phép việc thu hoạch mủ trở lại bình thường.

Sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu 5 tháng đầu năm nay đã tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái, theo báo cáo công bố hôm 23/6 của Hiệp hội các nước Sản xuất Cao su Thiên nhiên (ANRPC).

Giá ngô kỳ hạn trên thị trường thế giới cũng tăng 1% vào phiên giao dịch sáng nay tại châu Á do đồng USD giảm giá.

Ngô kỳ hạn tháng 7 giá tăng 1,48% lên 6,56 USD/thùng, sau khi giảm 1,4% phiên giao dịch trước.

Lúa mì kỳ hạn tháng 7 giá tăng 1,08% lên 6,57-3/4 USD/bushel.

Đậu tương kỳ hạn tháng 7 tăng giá khaongr 0,3% lên 13,34-1/4 USD/bushel.

Cà phê cacao cũng trong xu hướng tăng giá, với cacao tại New York tăng 36 USD lên 300 USD/tấn.

Cà phê robusta tại London tăng giá nhẹ, mặc dù Việt Nam đang mùa htu hoạch và dự trữ của các khách hàng châu Âu khá mạnh.

Giá cà phê arabica cũng tăng, với hợp đồng kỳ hạn tháng 9 tăng 0,55 US cent lên 2,5105 USD/lb.

Riêng đường giảm giá vào sáng nay, bởi chịu ảnh hưởng từ xu hướng giá dầu giảm chiều qua.

Đường thô kỳ hạn tháng 10 giá giảm 0,09 US cent xuống 25,91 US cent/lb, trong khi đường trắng kỳ hạn tháng 8 tại London giảm 8,6 USD xuống 726 USD/tấn.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/-(%)

+/-(so theo năm)

CRB index

 

329,10

-0,79

-0,24

-1,11

 Crude oil

 

 90,85

-0,31

-0,34

-0,58

 Euro/dlr

 

 1,43

-0,01

-0,94

1,34

 USD/AUD

 

 1,046

0,002

+0,16%

-0,21%

Năng lượng

 

 

 

 

 

Dầu thô Mỹ

USD/thùng

91,11

+0,90

 

 

Dầu Brent tại London

USD/thùng

106,63

+0,64

 

 

Kim loại quý

 

 

 

 

 

Vàng giao ngay

USD/ounce

1.500,25

0,49

 +0,3

8,65

Bạc giao ngay

USD/ounce

33,585

 -1,053

 3,0%

8,6%

Platinum giao ngay

USD/ounce

 1673,00

-4,60

-0,3%

 -5,9%

Palladium giao ngay

USD/ounce

722,85

-7,35

-1,0%

-10,0%

 Vàng COMEX kỳ hạn

USD/ounce

1.501,10

1,20

 +0,3

8,60

 Bạc COMEX kỳ hạn

USD/ounce

34,01

 -72,00

-2,1%

 11,0%

Platinum COMEX kỳ hạn

USD/ounce

1679,00

 5,00

 0,3%

 -3,0%

Palladium COMEX kỳ hạn

USD/ounce

 724,00

 5,00

 0,7%

 -8,5%

Kim loại cơ bản

 

 

 

 

 

Đồng LME

USD/tấn

9005,00

 35,00

 +0,39

 -6,20

 Đồng SHFE

NDT/tấn

67340

 500

 +0,75

 -6,28

Nhôm LME

USD/tấn

2521,00

 11,00

 +0,44

2,06

Nhôm SHFE

NDT/tấn

17035

65

 +0,38

1,16

Đồng Mỹ

US cent/lb

 406,70

 -4,70

 +0,38

 -8,39

Kẽm LME

USD/tấn

2259,75

5,75

 +0,26

 -7,92

Kẽm SHFE

NDT/tấn

17415

 225

 +1,31

-10,58

Nickel LME

USD/tấn

 22300,00

 75,00

 +0,34

 -9,90

Chì LME

USD/tấn

2558,00

-12,00

 -0,47

0,31

Chì SHFE

NDT/tấn

 16930

 155

 +0,92

 -7,77

Thiếc LME

USD/tấn

25100,00

0,00

 +0,00

 -6,69

Ngũ cốc

 

 

 

 

 

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

657,75

 +7,00

+1,08%

+3,46%

Ngô CBOT

US cent/bushel

 636,00

 +9,25

+1,48%

-5,07%

Đậu tương CBOT

US cent/bushel

 1318,50

3,50

+0,27%

-0,13%

Gạo CBOT

USD/100 lb

 14,43

 0,10

+0,66%

+7,25%

Hàng hóa nhẹ

 

 

 

 

 

Đường ICE

US cent/lb

 27,86

 0,32

+1,16

 -13,26

Cà phê ICE

US cent/lb

 251,10

 0,60

+0,24

 3,85

Cacao ICE

USD/tấn

 3005,00

41,00

+1,38

-1,54

Đường Liffe

US cent/lb

726,00

-8,60

-1,17

-6,62

Cà phê Liffe

US cent/lb

2377,00

58,00

+2,50

13,35

Cacao Liffe

GBP/tấn

 1914,00

33,00

+1,75

-5,67

Cao su

 

 

 

 

 

Cao su, Tokyo

yen/kg

392,7

+3,2

 

 

Cao su Thượng Hải

NDT/tấn

 

 

 

 

Thai RSS3 (T8)

USD/kg

 4,62

 0

 

 

 Thai STR20 (T8)

USD/kg

4,40

 +0,05

 

 

 Malaysia SMR20 (T8)

USD/kg

4,40

 +0,10

 

 

 Indonesia SIR 20 (T8)

USD/lb

1,99

 +0,04

 

 

 Thai USS3

baht/kg

128

-2

 

 

 Thai 60-percent latex (drum/ T8)

USD/tấn

2.900

 +30

 

 

 (T.H – tổng hợp từ Reuters)