menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa thế giới sáng 30/6: Tăng giá nhờ một số tín hiệu khả quan

11:45 30/06/2011

Giá hàng hóa trên thị trường thế giới tăng phiên giao dịch thứ 2 liên tiếp, do USD tiếp tục giảm giá sau khi Quốc hội Hy Lạp chấp thuận một dự luật quan trọng về chi tiêu khắc khổ, dọn đường để nước này nhận tài trợ để tránh tuyên bố vỡ nợ trong tháng 7.
  
  

(VINANET) – Giá hàng hóa trên thị trường thế giới tăng phiên giao dịch thứ 2 liên tiếp, do USD tiếp tục giảm giá sau khi Quốc hội Hy Lạp chấp thuận một dự luật quan trọng về chi tiêu khắc khổ, dọn đường để nước này nhận tài trợ để tránh tuyên bố vỡ nợ trong tháng 7.

Kế hoạch - trị giá 40 tỷ USD, gồm tăng thuế, giảm chi tiêu nhà nước, và bán các tài sản - công do Thủ tướng George Papandreou thuộc đảng Xã hội đề xướng đã được đa số 300 đại biểu của Quốc hội Hy Lạp tán thành.

Như vậy là nước này sẽ được Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tài trợ 17 tỉ USD để tránh tình trạng vỡ nợ chắc chắn sẽ diễn ra với Hy Lạp vào khoảng trung tuần tháng 7 tới.

Các thị trường tài chính châu Âu đã phản ứng tích cực và tỉ giá đồng euro đã vọt lên mức 1,45 USD. Euro đã tăng giá mạnh nhất trong vòng 3 ngày so với USD.

Sau nhiều năm vay mượn, Hy Lạp bây giờ mắc nợ. Đứng trước thâm hụt khổng lồ và áp lực của cộng đồng quốc tế, chính phủ Hy Lạp phải tăng thuế và bớt công chi.

Nhu cầu nhiên liệu của Mỹ gia tăng cũng hỗ trợ giá hàng hóa tăng.

Tại Mỹ, dự trữ dầu thô giảm ngoài dự kiến trong tuần thứ 4 liên tiếp. Dự trữ xăng giảm 1,4 triệu thùng xuống 213,3 triệu thùng, trái với dự báo tăng. Giá dầu thô vì thế tăng trên 3% tại London sau khi tăng 2% phiên giao dịch trước đó.

Lúc rạng sáng nay, dầu Brent tăng giá lên 112,40 USD/thùng, mức cao nhất kể từ 22/6. Dầu thô ngọt nhẹ tại New York tăng giá 1,88 USD hay 2,02% cũng lên mức cao nhất kể từ 22/6, 94,77 USD/thùng.

Tuy nhiên vào giữa buổi sáng, thị trường dầu có diễn biến phức tạp, với dầu thô ngọt nhẹ tại New York giá tiếp tục tăng lên 94,90 USD/thùng, còn dầu Brent giảm 19 cent xuống 112,21 USD/thùng.

Vàng tăng giá phiên thứ 3 liên tiếp, với hợp đồng giao ngay giá tăng 0,1% lên 1.512,86 USD/ounce. Vàng giao ngay đang tiến tới tháng thứ 2 giảm giá, với mức giảm ước 1,3%, nhưng vẫn tăng 5,8% trong quý. Như vậy, đã 11 quý liên tiếp giá vàng tăng.

Bạc giao ngay tăng giá 0,6% trong phiên vừa qua, nhưng tính chung trong quý đã giảm 7%, là quý đầu tiên giảm sau 9 quý liên tieeeps tăng, và là quý giảm tồi tệ nhất kể từ quý 3 năm 2008.

Palladium là kim loại quý có tăng trưởng khả quan nhất, với mức tăng 1,6%, nhưng là tháng thứ 2 liên tiếp giảm giá. Tính từ đầu năm tới nay, palladium giảm giá trên 5%.

Đồng cũng tăng giá 2% tại New York. Trên sàn giao dịch Chicago, giá ngô kỳ hạn tăng trên 2%.

Chỉ số 19 nguyên liệu CRB Reuters-Jefferies tăng 1,3%.

Mặc dù vậy, hiện chỉ số CRB vẫ thấp hơn 6% so với đầu quý 2.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng hàng hóa có thể sẽ khá lên trong quý 3, với đồng Euro chắc chắn tăng giá so với USD nếu khoản tín dụng dành cho Hy Lạp được thông qua suôn sẻ.

Đồng có mức tăng giá mạnh nhất trong vòng hơn 2 tuần, vượt 10.190 USD/tấn tại London và 4,6350 USD/lb tại New York.

Ngô kỳ hạn cũng tăng giá hơn 2% sau khi tăng trên 4% phiên giao dịch trước.

Cao su kỳ hạn tại Tokyo sáng nay tiếp tục tăng 1,5% do giá dầu tăng. Hợp đồng kỳ hạn tháng 12 giá tăng 5,4 Yen lên 363,2 Yen/kg.

Tại Thượng Hải hợp đồng giao tháng 9 giá tăng 360 NDT lên 31.060 NDT (4.800 USD)/tấn.

Tuần qua, Trung Quốc tích cực săn lùng cao su Thái lan sau khi giá giảm mạnh khi nguồn cung có dấu hiệu cải thiện. Tuy nhiên, lượng giao dịch thực thế chưa nhiều, cho thấy nước tiêu thụ lớn nhất thế giới vẫn quan tâm tới giá rẻ hơn là tăng nguồn cung.

Các thương gia cho rằng Trung Quốc đang thử thị trường. Họ không mua với khối lượng lớn, song kinh doanh mặt hàng này tại Trung Quốc bắt đầu tăng trở lại sau giai đoạn trầm lắng suốt mấy tuần qua.

Thời tiết ở các nước Đông Nam Á đang được cải thiện dần, là thời điểm thích hợp nhất để Trung Quốc mua cao su vào. Dự kiến nguồn cung từ Thái Lan sẽ tăng mạnh kể từ tháng 7.

Mưa đã dứt ở Thái lan, nước sản xuất lớn nhất thế giới, cho phép nông dân khôi phục việc thu hoạch mủ.

Dự trữ tại các kho ở Trung Quốc tăng có thể cho thấy nước này đang tranh thủ thời cơ giá giảm – đã xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3 vào hôm đầu tuần.

Tuy nhiên, Trung Quốc không mấy quan tâm tới các loại cao su khác như SIR của Indonesia và SMR20 của Malaysia lại cho thấy triển vọng lĩnh vực ô tô vẫn còn mờ mịt.

Các thương gia dự kiến nhu cầu từ Trung Quốc sẽ tiếp diễn trong tuần tới, nhưng với điều kiện giá không tăng nhiều. Khả năng giá tăng mạnh là khó xảy ra, bởi nguồn cung gia tăng từ Thái Lan.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/-(%)

+/-(so theo năm)

Dầu thô WTI

USD/thùng

94,90

 2,21

 2,4%

4,1%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

112,21

 3,84

 3,5%

 18,9%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

4,315

 -0,039

-0,9%

 -2,0%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1.512,86

 3,70

 0,2%

5,5%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1511,99

11,49

 0,8%

6,5%

Đồng Mỹ

US cent/lb

 420,95

11,75

 2,9%

 -5,3%

Đồng LME

USD/tấn

 9320,00

 248,00

 2,7%

 -2,9%

Dollar

 

 74,638

 -0,425

-0,6%

 -5,6%

CRB

 

338,800

4,340

 1,3%

1,8%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

698,00

15,00

 2,2%

 11,0%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1334,25

 3,50

 0,3%

 -4,3%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

641,25

 1,00

 0,2%

-19,3%

Cà phê Mỹ

 US cent/lb

 260,25

 2,35

 0,9%

8,2%

Cacao Mỹ

USD/tấn

3114,00

96,00

 3,2%

2,6%

Đường Mỹ

US cent/lb

29,28

 0,00

 0,0%

 -8,8%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 34,750

1,112

 3,3%

 12,3%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1723,80

32,10

 1,9%

 -3,1%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 751,90

16,75

 2,3%

 -6,4%

Tokyo (tháng 12)

 

 

 

 

 

Thượng Hải (tháng 9)

 

 

 

 

 

 RSS3 Thái Lan (tháng 8)        

 

4,65

0

 

 

 STR20 Thái Lan (August)        

 

4,40

0

 

 

 SMR20 Malaysia (August)    

 

4,40

0

 

 

 SIR20 Indonesia (August)     

 

2,0

0

 

 

 USS3    Thái Lan                       

 

2.900

0

 

 

(T.H – Tổng hợp từ Reuters)