menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa thế giới tuần 6-13/8: Vàng lập đỉnh cao, hàng hóa biến động mạnh

11:08 15/08/2011

Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua trải qua những biến động mạnh, chịu tác động từ các thông tin kinh tế.
  
  

(VINANET) – Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua trải qua những biến động mạnh, chịu tác động từ các thông tin kinh tế.

1. Việc Standard and Poor's (S&P) hạ bậc tín nhiệm của Mỹ từ AAA xuống AA+ hôm 5/8 như quả bom giáng xuống thị trường hàng hóa toàn cầu, trừ vàng.

Tất cả các hàng hóa đều giảm giá mạnh sau sự kiện đó, bởi các nhà đầu tư tháo chạy để tìm tới vàng, do lo ngại kinh tế Mỹ và thế giới trì trệ sẽ khiến nhu cầu hàng hóa trì trệ theo.

Thị trường chứng khoán cũng giảm mạnh giá cùng chiều với hàng hóa.

Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hôm 10/8 tuyên bố sẽ duy trì tỷ lệ lãi suất thấp gần 0% như hiện nay tới 2013 đã kéo thị trường hàng hoá nhanh chóng hồi phục sau đó.

2. Vàng liên tiếp lập những kỷ lục cao mới, đỉnh điểm là 1.814,95 hôm 11/8. Những phiên sau đó, vàng giảm dần trở lại, hiện thấp hơn mức đỉnh điểm khoảng 100 USD/ounce, song vẫn cao hơn 22% so với hồi đầu năm, bởi vẫn còn đó nỗi lo về các cuộc khủng hoảng nợ Mỹ và châu Âu.

3. Mậu dịch hàng hóa của Trung Quốc tháng 7 hồi phục mạnh, với thặng dư thương mại tăng vọt lên mức 31,5 tỷ USD, mức cao nhất trong 2 năm. Tháng 7/2011, xuất khẩu của Trung Quốc tăng 20,7% so với cùng kỳ, cao hơn so với con số tăng trưởng 17,9% của tháng 6/2011. Nhập khẩu tháng 7/2011 tăng 22,9% so với cùng kỳ, cao hơn so với mức 19,3% trong tháng 6/2011.

Xuất khẩu tăng trưởng nhảy vọt, dấu hiệu cho thấy kinh tế toàn cầu thực ra tăng trưởng vững vàng hơn so với nỗi sợ của nhà đầu tư trong những tuần qua.

Được biết, do tình trạng thiếu điện trong mùa hè, cộng với nỗ lực giảm lạm phát, hoạt động sản xuất của Trung Quốc chậm lại trong thời gian qua. Lạm phát cũng khiến các nhà sản xuất Trung Quốc chỉ mua nguyên liệu cầm chừng, nên lượng hàng dự trữ đang dần cạn kiệt. Do vậy họ sẽ phải tiến hành mua để làm đầy kho dự trữ, chuẩn bị cho chiến dịch sản xuất mới khi có thời cơ.

4. Giá dầu giảm tuàn thứ 3 liên tiếp. Tính chung trong 3 tuần, giá dầu thô đã giảm 14,5% và dầu Brent giảm gần 9%.

Tuần từ 8-15/8, giá dầu thô giảm 1,7%, dầu Brent giảm 1,2%, sau khi giảm 9,2% và 6,3% trong tuần trước.

Hai phiên đầu tuần, thông tin S&P hạ 1 bậc mức xếp hạng tín dụng tuyệt đối AAA của Mỹ, đã khiến thị trường lo ngại kinh tế nước này không sáng sủa sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiêu thụ nhiên liệu của nước này. Giá dầu theo đó lao dốc, trong 2 phiên, giá dầu thô giảm 8,7%, dầu Brent giảm 6,2%. Trong phiên thứ 2, giá dầu thô có lúc xuống dưới 76 USD/thùng - lần đầu tiên kể từ tháng 10 năm ngoái, giá dầu giao dịch dưới 80 USD. Trong phiên này, giá dầu Brent cũng từng xuống dưới 99 USD.

Tuy nhiên, giá dầu đã hồi phục trong các phiên tiếp theo. Dự trữ dầu thô xuống thấp nhất sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 12 năm ngoái, thất nghiệp Mỹ đạt mức thấp nhất trong 4 tháng và doanh số bán lẻ tháng 7 của Mỹ khả quan đã hỗ trợ tích cực cho thị trường dầu.

Mặc dù vậy, niềm tin tiêu dùng Mỹ trong tháng 8 đã xuống mức thấp nhất trong 30 năm đã cản trở mức tăng của giá dầu trong phiên cuối tuần.

5. Giá cà phê robusta trên thị trường thế giới tăng 4 trong 5 phiên giao dịch của tuần qua bởi thông tin dự trữ cà phê tại các kho hàng ở châu Âu cạn kiệt. Niềm tin của nhà đầu tư vào chính sách tiền tệ của Mỹ cũng hỗ trợ đắc lực cho thị trường.

Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê robusta giao tháng 11 tại London ở 2.280 USD/tấn, tăng 196 USD hay gần 9% so với đầu tuần. Tính chung cả tuần, giá tăng 185 USD, tức gần 9% - mức tăng trong 1 tuần nhiều nhất kể từ trung tuần tháng 6/2010.

Dự trữ cà phê tại các kho ở châu Âu đang sụt mạnh và khả năng giảm hơn nữa trong thời gian tới vì nguồn cung từ Việt Nam và Indonesia rất khan hiếm. Ngoài ra, thông tin thời tiết xấu ở Colombia có thể làm giảm sản lượng 0,5 triệu bao trong năm 2011 và sương giá ở Braxin dự kiến gây thiệt hại khoảng 1 triệu bao cũng làm tăng giá cà phê.

Mức chênh lệch giá cà phê robusta giữa thị trường châu Á và London tăng lên kỷ lục do lo ngại về nguồn cung, mặc dù nhu cầu không nhiều. Tại Việt Nam - nước sản xuất robusta lớn nhất thế giới, cà phê loại 2,5% đen vỡ, hiện cao hơn 220 USD/tấn so với giá hợp đồng giao tháng 9 tại London. So với hợp đồng kỳ hạn tháng 11 thì mức chênh lệch hiện cũng đạt trên 150 USD/tấn.

 Tại Indonesia, nước sản xuất robusta lớn thứ 2 thế giới, mức chênh lệch cũng tăng lên 400-500 USD/tấn (so với kỳ hạn tháng 9).

 Giá hàng hóa thế giới tuần qua

Hàng hóa

ĐVT

Giá 13/8

Giá 6/8

+/-(%) so với 1 năm trước

Dầu thô WTI

USD/thùng

85,39

87,09

 -6,6%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

107,74

109,50

 13,7%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

4,060

3,941

 -7,8%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1742,60

1651,80

 22,6%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1745,49

1661,99

 23,0%

Đồng Mỹ

US cent/lb

 401,20

 411,70

 -9,8%

Đồng LME

USD/tấn

 8864,75

 9041,25

 -7,7%

Dollar

 

 74,597

 74,477

 -5,6%

CRB

 

326,530

326,800

 -1,9%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

701,75

693,00

 11,6%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1337,00

 1331,50

 -4,1%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

702,50

679,00

-11,6%

Cà phê Mỹ

 US cent/lb

 240,35

 238,00

 -0,1%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2879,00

2936,00

 -5,1%

Đường Mỹ

US cent/lb

27,84

27,54

-13,3%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 39,114

 38,211

 26,4%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1796,70

1719,10

1,0%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 748,20

 741,75

 -6,9%

(T.H – Tổng hợp)