menu search
Đóng menu
Đóng

Thái Lan: Ngành công nghiệp dệt cần thành lập chuỗi cung ứng

14:51 03/04/2009
Các nhà sản xuất dệt may Thái Lan cần liên kết tạo ra chuỗi cung ứng liên kết chặt chẽ để vượt qua “ cơn bĩ cực” trong bối cảnh kinh tế bi đát do khủng hoảng toàn cầu, cạnh tranh quyết liệt và tăng trưởng xuất khẩu giảm mạnh như hiện nay.
Trong hội thảo “ Chiến thắng trong cuộc chiến dưới nguyên tắc trò chơi mới” tổ chức bởi Hiệp Hội Sản Xuất May Mặc Thái Lan(TGMA) vừa qua, các thành viên tham dự có chung một quan điểm rằng các nhà sản xuất Thái Lan cần phải chung tay “ nằm gai nếm mật” đối phó với khủng hoảng.

Ông David Birnbaum, một chuyên gia trong ngành may mặc với World Bank, UN và WTO cho hay cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đã đẩy nhu cầu tiêu dùng quần áo giảm xuống 7 lần so với mức trước khủng hoảng.

Một báo cáo của TGMA cho biết xuất khẩu dệt may trong hai tháng đầu năm nay  giảm 13,72% trong năm, xuống mức 1 tỉ USD ( hay 35,52 tỉ Bt). Xuất khẩu may mặc giảm 7,3% , xuống còn 533,2 triệu USD; trong khi xuất khẩu hàng dệt giảm 19,92%, xuống còn 474,04 triệu USD.
 
Để tiếp sức sống cho ngành công nghiệp dệt may nước này, ông David gợi ý các DN sản xuất dệt may nên tập trung vào công tác tìm kiếm các khách hàng và nhu cầu nhập khẩu cụ thể bằng cách  xây dựng một chuỗi cung cấp giữa các ngành công nghiệp liên quan, với mục đích sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao với giá cả thấp. Ông David bày tỏ ” Các DN nên chú ý tập trung vào sản xuất một loại mặt hàng nào đó thực sự có chất lượng tốt và giá rẻ, chứ không sản xuất tất cả các loại mặt hàng, như trước kia”.
 
Chủ tịch Hiệp Hội Công Nghiệp Dệt Thái Lan ông Samsak Srisuponvani nói tất cả những doanh nghiệp trong ngành dệt - từ kéo sợi , dệt kim, dệt thường, tẩy trắng, thiết kế sản xuất vải- phải cùng chung tay tập hợp thành một nhóm để nhận đơn hàng và liên kết sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu khách hàng.
 
Ông này cũng cho hay ngành công nghiệp dệt của Thái đang phải đối mặt với vấn đề cạnh tranh quyết liệt từ những nước láng giềng. Một chiến lược tiên quyết để vượt qua là ngành này phải “ bắt tay” được với các ngành công nghiệp liên quan khác trong việc giải quyết đơn hàng và xuất khẩu đi theo cả gói sản phẩm. Liên kết giữa mỗi DN sản xuất với ngành công nghiệp liên quan sẽ giảm giá thành sản xuất cho doanh nghiệp.
 
Hơn nữa, ngành này này cũng cần phát triển thêm mảng sản xuất hàng dệt cao cấp hơn, để tránh cạnh tranh với mặt hàng chất lượng thấp từ những thị trường giá rẻ.

Giám đốc TGMA cho hay sở dĩ các nhà mày sản xuất dệt may Nhật Bản vẫn “ sống khoẻ” trong cơn bão trì trệ kinh tế toàn cầu là do họ đã và đang xây dựng được chuỗi cung cấp khăng khít giữa các ngành công nghiệp liên quan.
Vinatex

Nguồn:Internet