menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng kết giá hàng hóa TG phiên 16/3: Giá tăng trở lại

12:10 17/03/2023

Thị trường hàng hóa hồi phục sau phiên giảm giá trước đó. Giá dầu và kim loại đồng loạt tăng, nông sản cũng tăng giá trở lại.
 
Trên thị trường năng lượng, giá dầu thế giới tăng 1%, kết thúc ba phiên giảm liên tiếp, sau khi Saudi Arabia và Nga thảo luận nhằm tăng cường sự ổn định của thị trường.
Chốt phiên giao dịch 16/3, dầu thô Brent tăng 1,37 USD tương đương 1% lên 74,7 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 74 US cent, tương đương 1,1% lên 68,35 USD/thùng.
Truyền thông Saudi Arabia cho biết, Bộ trưởng Năng lượng Abdulaziz Bin Salman và Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak đã có cuộc gặp ở thủ đô Saudi để thảo luận về những nỗ lực của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, còn gọi là OPEC+, nhằm duy trì sự cân bằng thị trường. Cả hai quốc gia này vẫn cam kết giữ quyết định của OPEC+ vào tháng 10/2022 là cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày cho đến cuối năm 2023.
John Kilduff, đối tác của Again Capital, cho biết: “Tin tức đó đã đánh thức những người đầu cơ giá lên trên thị trường và đó là điều đã được dự đoán trước với đợt bán tháo mà chúng ta đã chứng kiến trong vài phiên vừa qua”.
Trước đó trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, cả hai hợp đồng đã giảm hơn 1 USD/thùng xuống gần mức thấp nhất trong 15 tháng. Vào thứ Tư, lần đầu tiên dầu thô của Mỹ giảm xuống dưới 70 USD/thùng kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2021.
Giá dầu cũng được hỗ trợ bởi sự phục hồi rộng hơn trên các thị trường tài chính sau khi ngân hàng Credit Suisse được các cơ quan quản lý Thụy Sỹ hỗ trợ, và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đảm bảo với các nhà lập pháp rằng hệ thống ngân hàng của Mỹ vẫn ổn định.
Đồng đô la suy yếu vào thứ Năm, khiến dầu được định giá bằng đồng bạc xanh trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ các tiền tệ khác, từ đó thúc đẩy nhu cầu.
Cả OPEC và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) trong tuần này đều dự báo nhu cầu dầu mạnh hơn, nhưng lo ngại dư cung tiếp tục đè nặng lên thị trường.
IEA cho biết dự trữ dầu thương mại ở các nước OECD phát triển đã đạt mức cao nhất trong 18 tháng trong khi sản lượng dầu của Nga trong tháng 2 ở gần mức đã đăng ký trước chiến tranh ở Ukraine, bất chấp các lệnh trừng phạt đối với hoạt động xuất khẩu bằng đường biển của nước này.
Fiona Cincotta, Nhà phân tích thị trường tài chính cao cấp của City Index cho biết: “Tâm lý thị trường vẫn còn mong manh khi các nhà đầu tư tiếp tục cân nhắc những diễn biến mới nhất trong lĩnh vực ngân hàng ở cả Mỹ và Châu Âu”.
Quyết định tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu, như dự kiến, cũng gây áp lực lên giá dầu.
Craig Erlam, nhà phân tích thuộc công ty dịch vụ tài chính OANDA (Mỹ) cho biết, giao dịch dầu mỏ sẽ tiếp tục biến động, đặc biệt là nếu các ngân hàng trung ương khác duy trì kế hoạch tăng lãi suất. Ông Erlam nói: “Các nhà chức trách có thể đã ủng hộ ngành ngân hàng, nhưng các nhà giao dịch còn lâu mới tin rằng điều tồi tệ nhất đã qua”.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng lên mức cao nhất 1,5 tháng của phiên trước do thị trường lo ngại về khủng hoảng ngân hàng tiếp diễn, sau khi Ngân hàng trung ương châu Âu tăng lãi suất bất chấp rủi ro ổn định tài chính.
Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay tăng 0,1% lên 1.919,31 USD/ounce, sau khi tăng lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 2/2023 trong phiên trước đó (1.937,28 USD/ounce); vàng kỳ hạn tháng 4/2023 giảm 0,4% xuống 1.923 USD/ounce.
Giá bạc giao ngay giảm 0,7% xuống 21,62 USD/ounce, bạch kim tăng 1,2% lên 973,53 USD trong khi palladium giảm 1,2% xuống 1.430,44 USD.
Thị trường lo ngại sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất bất chấp rủi ro tài chính đang diễn ra. ECB ngày 16/3 đã quyết định nâng các mức lãi suất chính thêm 50 điểm cơ bản, trong đó lãi suất tái cấp vốn chủ chốt sẽ được tăng lên 3,5%, lãi suất cho vay cận biên tăng lên 3,75% và lãi suất tiền gửi qua đêm tăng lên 3%. Các mức lãi suất mới có hiệu lực từ ngày 22/3/2023.
Jim Wycoff, nhà phân tích cao cấp của Kitco Metals, cho biết: "ECB đã làm thị trường ngạc nhiên khi tăng lãi suất 50 điểm cơ bản, điều này hơi đáng lo ngại vì lý do khiến các ngân hàng gặp khó khăn là do lãi suất tăng quá nhanh. Chúng tôi thấy nhu cầu mua vàng để bảo toàn tài sản tiếp tục tăng và thị trường lo ngại về cuộc khủng hoảng của ngân hàng".
Các nhà đầu tư đang chú ý đến cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tuần tới, với kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản. Daniel Pavilonis, nhà chiến lược thị trường cao cấp tại công ty dịch vụ tài chính RJO Futures, cho rằng triển vọng ngắn hạn đối với vàng có vẻ lạc quan, nhưng nếu Fed quyết định tăng lãi suất 50 điểm cơ bản vào tuần tới thì điều đó sẽ gây áp lực lên giá vàng.
Trong khi vàng thỏi được coi là một hàng rào chống lại những bất ổn kinh tế, lãi suất tăng làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lãi.
Hỗ trợ giá vàng thỏi là sự sụt giảm trên các thị trường tài chính rộng lớn khi cổ phiếu, trái phiếu và đồng đô la giảm giá.
Daniel Pavilonis, chiến lược gia thị trường cao cấp thuộc RJO Futures, cho biết triển vọng ngắn hạn đối với vàng có vẻ lạc quan, nhưng nếu Fed quyết định tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tuần tới thì điều đó sẽ gây áp lực lên giá vàng thỏi.
Trong khi đó, số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới đã giảm nhiều hơn dự kiến vào tuần trước, cho thấy thị trường lao động tiếp tục mạnh lên.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng sau khi Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ dành khoản trợ cấp khổng lồ cho Credit Suisse, làm giảm bớt lo ngại tình trạng hỗn loạn gây thiệt hại kinh tế ảnh hưởng đến lĩnh vực ngân hàng có thể lan rộng.
Kết thúc phiên giao dịch, giá đồng trên sàn London tăng 0,5% lên 8.543 USD/tấn; trong phiên trước đó, giá đã giảm 3,7% - phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 7/2022 do giá trị cổ phiếu của Credit Suisse lao dốc sau sự sụp đổ của hai công ty cho vay cỡ trung bình của Mỹ vào tuần trước. Khi đó, giá đồng đã nhanh chóng giảm xuống còn 8.442 USD sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu thúc đẩy tăng lãi suất 0,5%, nhưng nhanh chóng phục hồi cùng với thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ.
Giá nhôm phiên này vững ở 2.277,50 USD/tấn, kẽm cũng không đổi ở mức 2.866,50 USD, niken tăng 1,6% lên 23.370 USD, chì giảm 0,1% xuống 2.068 USD và thiếc giảm 1,6% xuống 22.110 USD.
Giá quặng sắt trên thị trường châu Á giảm tiếp, theo xu hướng giá thép do lo ngại khủng hủng ngân hàng.
Kết thúc phiên, quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn Đại Liên giảm 2,8% xuống 902 CNY (130,75 USD/tấn), sau khi chạm 897,5 CNY/tấn – thấp nhất kể từ ngày 9/3/2023; quặng sắt kỳ hạn tháng 4/2023 trên sàn Singapore giảm 2,9% xuống 128,35 USD/tấn.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây giảm 3,5%, thép cuộn cán nóng giảm 3,5%, thép cuộn giảm 4,6% và thép không gỉ giảm 1,1%.
Trung Quốc, nước sản xuất thép hàng đầu thế giới, đưa ra kế hoạch cắt giảm sản lượng thép thô hàng năm trong năm nay cũng gây áp lực đối với giá quặng sắt và các nguyên liệu sản xuất thép khác, cùng với đó là số liệu trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc chậm lại.
Trung Quốc sẽ một lần nữa cắt giảm sản lượng thép thô hàng năm vào năm 2023. Đây là năm thứ 3 liên tiếp chính phủ bắt buộc giới hạn sản lượng để phù hợp với chương trình giảm phát thải.
Trên thị trường nông sản, giá ngô Mỹ tăng phiên thứ 3 liên tiếp do nhu cầu xuất khẩu tăng, trong khi giá lúa mì giảm do Liên hợp quốc xúc tiến việc gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen.
Trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 5/2023 tăng 6-1/4 US cent lên 6,32-3/4 USD/bushel; lúa mì kỳ hạn tháng 5/2023 giảm 3-3/4 US cent xuống 6,99 USD/bushel; đậu tương giao cùng kỳ hạn tăng 2-1/4 US cent lên 14,91-1/2 USD/bushel, sau khi giảm xuống 14,78 USD/bushel – thấp nhất kể từ ngày 28/2/2023.
Bộ Nông nghiệp Mỹ đã đưa ra thông báo thứ ba liên tiếp về việc bán ngô vụ cũ của Mỹ cho Trung Quốc, với tổng trị giá 1,92 triệu tấn trong ba ngày. Một số thương nhân kỳ vọng USDA sẽ báo cáo doanh số bán thêm 600.000 tấn ngô Mỹ trước khi tuần kết thúc.
Doanh số bán ngô sang Trung Quốc đã không tăng trong các ngày liên tiếp kể từ tháng 5 năm 2021 và đợt bán ngô cuối cùng đến Trung Quốc trước tuần này là vào tháng 8.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn ICE tăng 0,26 US cent tương đương 1,3% xuống 20,76 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn London tăng 5,2 USD tương đương 0,9% lên 585,6 USD/tấn.
Thị trường đường tiếp tục nhận được hỗ trợ từ lo ngại về triển vọng sản xuất tại các nước giảm sút, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Liên minh châu Âu. Các đại lý cũng lưu ý rằng việc các chuyến hàng ra khỏi cảng Paranagua của Brazil chậm trễ có thể làm gián đoạn dòng chảy của đường cũng như đậu nành.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn New York tăng 7,45 US cent, tương đương 4,3%, lên 1,8005 USD/lb – cao nhất kể từ ngày 7/3/2023; cà phê robusta kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn London tăng 35 USD, tương đương 1,7%, lên 2.104 USD/tấn.
Các đại lý cho biết nguồn cung dự kiến sẽ vẫn eo hẹp cho đến khi vụ thu hoạch ở Brazil bắt đầu vào tháng tới. Dự trữ cà phê xanh của Mỹ giảm 159.994 bao xuống còn 6,1 triệu bao 60 kg vào cuối tháng 2, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 6, dữ liệu từ Hiệp hội Cà phê Xanh cho thấy.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất 2 năm theo xu hướng giá cao su tại thị trường Thương Hải giảm do lo ngại về cuộc khủng hoảng ngân hàng gây áp lực thị trường. Đồng JPY tăng mạnh cũng khiến hoạt động mua vào suy giảm.
Kết thúc phiên, giá cao su kỳ hạn tháng 8/2023 trên sàn Osaka giảm 5,7 JPY, tương đương 2,7%, xuống 207,9 JPY (1,57 USD)/kg; lúc đầu phiên giao dịch, giá chạm mức thấp nhất kể từ tháng 4/2021 (206,6 JPY/kg). Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn Thượng Hải giảm 435 CNY xuống 11.570 CNY (1.676,47 USD)/tấn; cao su kỳ hạn tháng 4/2023 trên sàn Singapore giảm 3% xuống 128,7 US cent/kg.
Giá hàng hóa thế giới:

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

68,41

+0,06

+0,09%

Dầu Brent

USD/thùng

74,81

+0,11

+0,15%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

59.560,00

+560,00

+0,95%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

68,41

+0,06

+0,09%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

250,53

+0,18

+0,07%

Dầu đốt

US cent/gallon

265,15

+0,80

+0,30%

Dầu khí

USD/tấn

764,50

+14,25

+1,90%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

75.000,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.926,20

+3,20

+0,17%

Vàng TOCOM

JPY/g

8.204,00

+31,00

+0,38%

Bạc New York

USD/ounce

21,91

+0,21

+0,98%

Bạc TOCOM

JPY/g

93,50

-0,20

-0,21%

Bạch kim

USD/ounce

981,67

+5,14

+0,53%

Palađi

USD/ounce

1.443,04

+10,41

+0,73%

Đồng New York

US cent/lb

389,50

+3,05

+0,79%

Đồng LME

USD/tấn

8.518,00

+13,50

+0,16%

Nhôm LME

USD/tấn

2.267,50

-9,50

-0,42%

Kẽm LME

USD/tấn

2.857,50

-8,50

-0,30%

Thiếc LME

USD/tấn

22.218,00

-246,00

-1,10%

Ngô

US cent/bushel

637,00

+4,25

+0,67%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

707,00

+8,00

+1,14%

Lúa mạch

US cent/bushel

347,00

+0,50

+0,14%

Gạo thô

USD/cwt

17,23

-0,06

-0,35%

Đậu tương

US cent/bushel

1.494,75

+3,25

+0,22%

Khô đậu tương

USD/tấn

474,00

0,00

0,00%

Dầu đậu tương

US cent/lb

57,92

+0,19

+0,33%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

747,00

-8,80

-1,16%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.688,00

+72,00

+2,75%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

180,05

+7,45

+4,32%

Đường thô

US cent/lb

20,76

+0,26

+1,27%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

239,70

-0,45

-0,19%

Bông

US cent/lb

78,90

-0,26

-0,33%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

438,60

+24,00

+5,79%

Cao su TOCOM

JPY/kg

132,70

+0,80

+0,61%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

 

 

Nguồn:Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)

Tags: hàng hóa